Thay máu đổi chủ, DRH quay lại bất động sản

Thay máu đổi chủ, DRH quay lại bất động sản

(NDH) Trước thềm ĐHCĐ bất thường 2015, Chủ tịch HĐQT DRH thoái toàn bộ vốn, chức vụ Tổng Giám đốc cũng đổi người. Thêm vào đó, chiến lược kinh doanh cũng xác định là quay lại lĩnh vực bất động sản thay vì bán phân bón như trong vòng 3 năm qua.

Vào ngày 5/12 tới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Căn nhà Mơ ước - Dreamhouse (Mã: DRH - HoSE) sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường 2015, thông qua phương án chào bán riêng lẻ hơn 30,6 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ từ 184 tỷ đồng lên 490 tỷ đồng.

Số tiền thu được từ đợt chào bán được sử dụng phân bổ cho 2 dự án lớn của Công ty là Dự án Khu Căn hộ tại 1177 Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP.HCM và Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng tại xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều đáng nói ở đây là, theo định hướng phát triển tới năm 2016 - 2017, 2 dự án này kèm thêm 2 dự án mới đưa vào khai thác sẽ làm thay đổi cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của Công ty, chuyển dịch từ mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận chính - phân bón sang mảng bất động sản.
Cùng với định hướng chuyển dịch này, đến giữa tháng 11/2015, Chủ tịch HĐQT Đặng Đức Thành bất ngờ bán toàn bộ số cổ phần sở hữu, tương đương gần 30% vốn. Cơ cấu nhân sự Ban Tổng giám đốc cũng có sự thay đổi đáng kể.
Câu hỏi đặt ra, Dreamhouse đang có một cuộc "thay máu" và thay đổi chiến lược?
Kinh doanh phân bón lùi lại hậu trường
Ghi nhận trong 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của DRH đạt 116,9 tỷ đồng, trong đó doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh phân bón là 90,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77,7% tổng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế đạt 9,2 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước.
Doanh thu đến từ kinh doanh phân bón chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của một doanh nghiệp bất động sản như Dreamhouse không còn là lạ. Trong nhiều năm nay, mảng kinh doanh phân bón luôn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu doanh thu của công ty. Năm 2012, doanh thu phân bón chiếm tỷ trọng 99,9%; năm 2013 là 99,6% và năm 2014 là 96,5%.
Tuy nhiên, trong đợt ĐHCĐ bất thường 2015, HĐQT đề xuất sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán 306 tỷ đồng vào 2 dự án là Khu căn hộ tại 1177 Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP.HCM và Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng tại xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hai dự án này sẽ được triển khai trong năm 2016.

Dự kiến năm 2017, Dreamhouse sẽ đưa vào kinh doanh Khu dân cư Suối Lớn – Phú Quốc. Năm 2018, dự án Khu đô thị Dreamhouse City – Nhơn Trạch – Đồng Nai và một số dự án khác sẽ được khai thác. Do đó, dự kiến tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận kinh doanh từ mảng phân bón sẽ giảm dần qua 3 năm 2016 – 2018, đạt tỷ trọng lần lượt 47,8%; 36,9% và 35,1%.
Chủ tịch thoái vốn, nhóm cổ đông lớn "vùng lên"?
Trong thời gian từ ngày 15/10 đến ngày 13/11, ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Dreamhouse đã bán toàn bộ 5,49 triệu cổ phần DRH, thoái hết 29,84% vốn điều lệ. Nhà đầu tư nào đã mua hết số cổ phần mà ông Thành bán ra, câu hỏi vẫn còn là một ẩn số. Hiện tại, những người có liên quan trong gia đình ông còn nắm giữ 6,12% vốn điều lệ DRH, trong đó vợ ông Thành – bà Lâm Thị Thanh Bích sở hữu 5,17%.
Ông Đặng Đức Thành, sinh năm 1955, là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc DRH từ năm 2006 đến tháng 6/2015. Tại ĐHCĐ thường niên 2015 của Công ty, chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc đã được tách riêng.
Khi đó, ông Nguyễn Trung Kiên được nhóm cổ đông sở hữu trên 51% vốn đề cử và trúng cử. Cùng với ông Kiên, nhóm cổ đông này cũng đề cử thêm 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới 2015 – 2020 gồm ông Phan Tấn Đạt và bà Võ Diệp Cẩm Vân.
Ông Nguyễn Trung Kiên, sinh năm 1981 tại Tây Ninh, từng làm Giám đốc tài chính CTCP Vạn Phát Hưng (2006-2009); Tổng Giám đốc CTCP Sài Gòn Khang Điền (2009-2010); Phó TGĐ CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền (2009 – 2012)..
Tuy nhiên, trước thềm ĐHCĐ bất thường 2015, HĐQT lại có thông báo miễn nhiệm và bầu mới ông Phan Tấn Đạt thay ông Nguyễn Trung Kiên làm Tổng giám đốc từ ngày 20/11.
Ông Phan Tấn Đạt sinh năm 1984, trình độ cử nhân tài chính, ngân hàng; từng công tác tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (2006-2014); Trưởng Ban kiểm soát CTCP Kinh doanh BĐS Lâm nghiệp Việt Nam (2010 – 2014). Xin được nhắc lại, ông Đạt là người được nhóm cổ đông lớn chiếm hơn 51% vốn đề cử từ ĐHCĐ thường niên 2015.
Dreamhouse có gì?
Kết thúc 9 tháng đầu năm, tổng tài sản của Công ty đạt 330,79 tỷ đồng. Hệ số nợ/tổng tài sản ở mức 35%.
Tổng nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn, đạt 115,95 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 71,97 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối kỳ là 11,56 tỷ đồng trên vốn điều lệ 184 tỷ đồng.
Dreamhouse hiện có danh mục bất động sản thuộc sở hữu khá lớn và đang dùng để thế chấp vay và nợ thuê tài chính. Tài sản bất động sản của Công ty dùng thế chấp như sau (tính đến 30/9/2015).

Ngoài ra, theo danh mục sở hữu bất động sản mà công ty này thống kê tại thời điểm lên sàn HoSE năm 2010 còn có: