Thái Lan xảy ra vụ vỡ nợ lớn nhất 18 năm

Trong tuần vừa qua, hãng thép Sahaviriya Steel Industries của Thái Lan đã không thể thanh toán khoản nợ 50 tỷ Bath (tương đương với 1,4 tỷ USD) vì những thua lỗ nhà máy ở Anh.

Hãng thép Sahaviriya Steel Industries đã thông báo ngừng sản xuất nhà máy thép ở Teesside của Anh, do giá thép giảm mạnh và lượng dư thừa thép sản xuất quá lớn vì nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. Đây được xem là vụ vỡ nợ lớn nhất 18 năm kể từ sau vụ Thai Petrochemical Industry không trả được số nợ 3,8 tỷ USD trong khủng hoảng tài chính 1997. 

 Thái Lan xảy ra vụ vỡ nợ lớn nhất 18 năm - 1

Nhà máy thép Sahaviriya Steel Industries. Ảnh nguồn Bloomberg

Trong khi giá thép đang trên đà suy giảm từ năm 2011, hãng thép này đã đầu tư quá mạnh vào Anh. Thêm vào đó, hãng này đã sử dụng quá nhiều nợ, do không thể phát hành đủ cổ phiếu và trái phiếu trước đó. 

Một số nguyên nhân khác cũng được hãng này đưa ra là nền kinh tế Trung Quốc giảm mạnh, lượng sản xuất thép lại dư thừa quá lớn.

Vụ việc của Sahaviriya Steel đã làm ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của các ngân hàng cho hãng này vay tiền như: Siam Commercial Bank, Krung Thai Bank và Tisco Financial Group. 

Đặc biệt, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Thái Lan có nguy cơ sẽ tăng lên 2,86%, từ mức 2,46% trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Ronadol Numnonda nhận định.

Hãng thép Sahaviriya được thành lập vào năm 1990 và đây không phải là vụ vỡ nợ lần đầu của hãng này. Tập đoàn này được xem là một trong những con nợ lớn nhất của Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á gần hai thập kỷ trước.

Năm 1999, tập đoàn này đã bị thu hồi tài sản do một chương trình tái cơ cấu nợ trị giá 21 tỷ Bath.

Theo số liệu của Bloomberg, giá trị thị trường của công ty thép này đã giảm 2,25 tỷ Baht vào ngày 24.9 vừa qua, từ mức cao 51 tỷ Baht trong năm 2004.

Công ty đã này đã kiểm soát nhà máy thép Teesside của Anh sau khi mua từ công ty Tata Steel Ltd của Ấn Độ trong năm 2011. Ngay tại thời điểm đó, nhà máy này đã thua lỗ.