So găng Đạm Cà Mau - Đạm Phú Mỹ

Sinh sau đẻ muộn, Đạm Cà Mau chịu một số bất lợi những cũng có nhiều lợi thế so với Đạm Phú Mỹ.

Cả Đạm Phú Mỹ (DPM) và Đạm Cà Mau (DCM) đều là những doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).

Tỷ lệ sở hữu của PVN tại Đạm Phú Mỹ (màu vàng) và Đạm Cà Mau (màu xanh)

Với công suất 800.000 tấn/năm, DPM và DCM là 2 doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất phân bón Ure. Đầu vào của 2 doanh nghiệp này là khí dầu mỏ trong khi đầu vào của Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc là than đá.

Mặc dù cùng là sản phẩm phân Ure nhưng Đạm Cà Mau là doanh nghiệp duy nhất sản xuất phân Ure hạt đục tại Việt Nam.

Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ thuộc sở hữu của PVN trong khi Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc thuộc sở hữu của Vinachem

Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ thuộc sở hữu của PVN trong khi Đạm Ninh Bình và Đạm Hà Bắc thuộc sở hữu của Vinachem

Hiện lượng sản xuất và tiêu thụ của DPM và DCM đều vượt quá công suất thiết kế. Bên cạnh các loại phân bón tự sản xuát, các doanh nghiệp này còn kinh doanh các loại phân bón khác.

DPM đi vào hoạt động từ năm 2004 trong khi DCM mới hoạt động từ năm 2012.

Sản lượng tiêu thụ

Hiện vốn hóa thị trường của DPM cao hơn 40% so với vốn hóa (tạm tính theo giá chào sàn) của DCM. Vốn hóa của DCM bằng 9,4 lần lợi nhuận ròng năm 2014 trong khi con số này của DPM là 10,1 lần.

Vốn hóa của Đạm Cà Mau tạm tính theo giá tham chiếu chào sàn

Cả 2 nhà máy có cùng công suất, tuy nhiên do đầu sau nên mức đầu tư của DCM lớn hơn DPM rất nhiều. Hiện DPM đã gần khấu hao xong trong khi đó, chặng đường khấu hao của DCM còn rất dài.

Suất đầu tư của Đạm Cà Mau lớn hơn nhiều so với Đạm Phú Mỹ

Lượng vay nợ của DPM hiện không đáng kể trong khi đó, vay nợ của DCM hiện còn gần 8.000 tỷ đồng. Đáng chú ý là 2 cả doanh nghiệp này đều đang nắm giữ trên 5.000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi

Cả 2 đều sở hữu trên 5.000 tỷ đồng tiền mặt

Do kinh doanh thêm một lượng lớn các loại phân bón khác nên doanh thu của DPM lớn hơn nhiều so với DCM.

Doanh thu của DCM hiện bằng khoảng 60% so với DPM

Lợi nhuận của DPM giảm mạnh trong 2 năm vừa qua. Trong khi đó lợi nhuận của DCM lại tăng rất mạnh trong năm 2014.

Tỷ suất lợi nhuận năm 2014 của DCM đã vượt DPM

Những lợi thế của DCM so với DPM:

- PVN đảm bảo về giá khí cho DCM trong giai đoạn 2015-2018 để Công ty có tỷ suất lợ nhuận trên Vốn chủ sở hữu bình quân là 12%/năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón (thông qua hợp đồng mua bán khí). Trong khi đó, từ giữa năm 2014, DPM đã mua khí từ PVN theo giá quốc tế.

- Kể từ năm 2015, DPM không còn được ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi đó DCM hiện đang trong thời gian được miễn thuế thu nhập 4 năm kể từ năm đầu tiên có lãi và 9 năm tiếp theo được giảm 50% số thuế phải nộp.

Đối với hoạt động kinh doanh phân đạm sản xuất tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ, DPM được hưởng thuế suất 15% trong khi đó, DCM được ưu đãi thuế suất 10% đối với phân đạm sản xuất tại Nhà máy Đạm Cà Mau trong 15 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế.