Trong số các nước Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia có nhiều tỷ phú đô la nhất với 17 người. Tỷ phú giàu nhất của nước này là ông R.Budi Hartono - người đang nắm giữ khối tài sản trị giá 8,5 tỷ USD.
Đứng thứ 2 là Singapore với 16 tỷ phú. Hai anh em Robert và Philip Ng là những người giàu nhất tại đảo quốc sư tử với tổng tài sản 7,7 tỷ USD.
Ông Dhanin Chearavanont, tỷ phú giàu nhất Thái Lan cũng là người có tài sản đứng đầu khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Thái Lan xếp vị trí thứ 3 với 15 người có tài sản từ 1 tỷ USD trở lên. Dhanin Chearavanont, tỷ phú giàu nhất Thái Lan cũng là người có tài sản đứng đầu khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Theo Wall Street Journal, đế chế kinh doanh của ông Dhanin Chearavanont đang gặp nhiều thách thức vì một số lý do như kinh tế Trung Quốc giảm tốc, đồng Rúp của Nga mất giá hay bất ổn chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, hiện doanh nhân này vẫn đang nắm giữ khối tài sản lên đến 21,5 tỷ USD và là người giàu thứ 37 trên thế giới.
Ở vị trí thứ 4 và thứ 5 là Philippines và Malaysia cùng số tỷ phú đô la lần lượt là 11 và 10 người.
Người giàu nhất Philippines là ông Henry Sy (13,3 tỷ USD), trong khi đó tỷ phú Robert Kuok là người có tài sản đứng đầu Malaysia.
Ông Phạm Nhật Vượng là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trong danh sách tỷ phú đô la của Forbes
Hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng vẫn là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes. Chủ tịch của Tập đoàn Vingroup đang sở hữu 1,8 tỷ USD, xếp thứ 1092 trên thế giới.
Ông Vượng đã tăng 26 bậc so với danh sách những người giàu nhất hành tinh năm 2015 được tạp chí Forbes công bố hồi tháng 3 năm nay.
Hiện nay, ông Phạm Nhật Vượng vẫn là đại diện duy nhất của Việt Nam có mặt trên bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes.
Ông Vượng không chỉ là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách do tạp chí Forbes của Mỹ công bố, Phạm Nhật Vượng còn là một trong 10 tỷ phú mới xuất sắc nhất thế giới năm 2013. Liên tiếp 4 năm liền ông đứng đầu danh sách tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt.
Sinh năm 1968, quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Phạm Nhật Vượng có tuổi thơ không được như các bạn đồng trang lứa khi được sinh ra vào đúng thời bao cấp khó khăn, lại sống trong gia đình đông anh em, cha là bộ đội. Cuộc sống nghèo khó khiến mẹ ông phải bán thêm quán nước chè để có thêm tiền trang trải và nuôi các con ăn học. Khi đỗ điểm cao vào trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và được chọn đi du học ở Nga năm 1987, ông chỉ có duy nhất một ước mơ đó là làm sao cho gia đình bớt khổ.
Đi lên từ hai bàn tay trắng, chưa khi nào ông nghĩ mình lại có được trong tay một tập đoàn đồ sộ như thế này. Trước đây, khi nhà máy mỳ bắt đầu có lợi nhuận vào năm 1997-1998, lúc đó ông từng nghĩ khi nào mình có 2 triệu USD thì nghỉ làm, đi chơi.
Ngoài những tài sản chứng khoán, tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn nổi tiếng với nhứng công trình, dự án "khủng" của Vingroup xây dựng trong hơn 10 năm qua. như: Vinhomes Riverside được mệnh danh là thành phố Venice giữa lòng Hà Nội, dự án thành phố Hoàng Gia Royal City, Times City.... Điểm chung của những dự án này là mức đầu tư đều tính bằng số tiền nghìn tỷ.