Người trồng cà phê Việt giữ hàng lại khi giá giảm

Giá cà phê tại Việt Nam, nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới, giảm thấp trong tuần này và nông dân trong nước tiếp tục không bán, gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung cấp.

Hợp đồng robusta kỳ hạn tháng 5 tại London chốt phiên 13/4 giảm 24 USD hay 1,3% xuống 1.789 USD/tấn, giá đã giảm 7,7% từ đầu năm tới nay, trong khi giá tại Việt Nam đã giảm 3%.

Theo xu hướng giá giảm tại London, robusta ở Việt Nam đã giảm xuống 37.800 - 38.700 đồng/kg vào hôm 14/4 tại Đắk Lắk tỉnh trồng nhiều nhất trong nước, giảm từ 38.000 -39.000 đồng một tuần trước.

Một thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết "nông dân chỉ bán ra ít và hiện nay ước tính họ giữ khoảng một nửa sản lượng vụ thu hoạch của họ".

Giá trong nước đã giảm dưới 40.000 đồng/kg, mốc cao nhất kể từ cuối tháng 2 và nhiều nhà đầu cơ xem như một dấu hiệu để dự trữ và đợi giá tăng.

Chủ tịch Inexim Daklak, một công ty xuất khẩu của Việt Nam tại thành phố Buôn Ma Thuột cho biết kể từ khi giá dưới 40.000 đồng, nông dân và nhà đầu cơ đã không bán ra.

Robusta loại 2, 5% hạt đen và vỡ được chào ở mức cộng 50 - 60 USD/tấn so với hợp đồng tháng 7 của London, giảm từ mức trừ lùi 60 - 70 USD tuần trước.

Việc tích trữ cà phê ở Việt Nam có thể gây ra việc trì hoãn xuất khẩu, thiếu hụt nguồn cung toàn cầu ngày càng sâu và có thể ảnh hưởng tới sản lượng của niên vụ 2015/16. Do giá thấp, một số nông dân có thể bỏ mặc cây, ảnh hưởng tới sản lượng vụ tới.

Xuất khẩu của Việt Nam từ tháng 10/2014 tới tháng 3/2015 giảm 1/4 so với năm trước xuống 649.600 tấn (10,83 triệu bao loại 60 kg).

Xuất khẩu có thể giảm xuống trong khoảng 60.000 đến 110.000 tấn trong tháng 4 so với ước tính 130.000 xuất khẩu trong tháng 3.

Khu vực Tây Nguyên đang đối mặt với tình trạng thiếu nước tại đỉnh điểm của mùa khô và mưa được dự báo quay trở lại sớm nhất vào cuối tháng 5, chậm hơn 2 tuần so với thường lệ. Còn quá sớm để nói sản lượng niên vụ 2015/16 có thể giảm bao nhiêu do thời tiết khô hạn và nông dân bỏ mặc cây trồng.