Mua rẻ bán rẻ: Việt Nam nhận thêm trái đắng từ Philippines

Mặc dù, bỏ giá thầu rẻ nhưng VN và Thái Lan đều thua cuộc trong cuộc đấu thầu bán 250.000 tấn gạo cho Philippines.

Cùng bỏ giá thấp, cùng bị loại, Philippines được đà ép giá

Cụ thể, trong buổi mở thầu, ngày 5/6, Philippines đưa ra giá mua khá thấp, chỉ 340 đô la Mỹ mỗi tấn gạo trắng hạt dài loại 25% tấm.

Điều đáng nói, dù hai đối thủ cạnh tranh đều bỏ thầu với giá thấp, để giành bằng được hợp đồng bán gạo chính thức, thế nhưng, tất cả đều vượt dự kiến ngân sách của Cơ quan lương thực quốc gia Philippines (NFA) đề ra.

Trao đổi với báo chí, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát, doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cũng đã xác nhận thông tin này.

Theo ông Tuấn, dự kiến ngân sách được NFA đưa ra để mua 250.000 tấn gạo lần này được quy ra khoảng 340 đô la Mỹ/tấn (giá giao tại kho của Philippines), trong khi đó, giá bỏ thầu của Việt Nam và Thái Lan đều cao hơn, cho nên Philippines đã quyết định loại bỏ cả hai.

Mặt khác, việc cả Thái Lan và Việt Nam bỏ thầu đều cao, cho nên bị loại, lúc này, Philippines đua nhau ép giá.

Nhưng, ông Tuấn cho biết: “Mức giá Việt Nam đưa ra cao hơn mức dự kiến của Philippines khoảng 10 đô la Mỹ/tấn".

Xuất khẩu gạo cần có điều kiện

Xuất khẩu gạo cần có điều kiện

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng lưu ý thêm rằng, NFA vẫn dùng chiêu bài giống năm 2014, họ sẽ đi thương lượng với cả Việt Nam, Thái Lan và nếu đồng ý giảm giá theo đề xuất của NFA, thì họ sẽ nhập khẩu.

Chiêu bài ép giá khi có 2 đối thủ cạnh tranh

Điều đáng nói, chiêu bài ép giá gạo của Philippines vô cùng tinh tế, luôn ép buộc các nhà cung ứng với giá thấp nhất có thể.

Trước đó, trong cuộc đấu thầu được tổ chức vào ngày 27/2, Việt Nam giành được hợp đồng cung cấp 300.000 tấn gạo, trong đó 150.000 tấn là gạo 15% tấm và 150.000 tấn còn lại là gạo 25% tấm.

Thái Lan giành được hợp đồng cung cấp 200.000 tấn còn lại, mỗi loại 100.000 tấn. Thế nhưng, cả Việt Nam và Thái Lan đều phải chào bán gạo với giá thấp hơn giá tham chiếu hoặc giá thị trường thế giới.

Việt Nam chào bán với giá ban đầu là 442,5 USD/tấn, phù hợp với đề nghị của Thái Lan 441 USD/tấn đối với loại gạo 15% tấm.

Tương tự như vậy, Việt Nam đề xuất 424,50 USD/tấn đối với gạo 25% tấm, so với mức giá 421 USD/tấn của Thái Lan.

Tuy nhiên, riêng đối với Việt Nam, Philippines đưa ra điều kiện, sau khi đồng ý giảm giá xuống ngang bằng với mức giá trúng thầu (200.000 tấn) của Thái Lan, thì mới chịu nhập khẩu.

Còn trước đó, ngày 15/4, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cũng đã dự kiến sẽ mở thầu nhập khẩu 800.000 tấn gạo, nhằm bổ sung vào kho dự trữ trước mùa giáp hạt.

Theo ý kiến nhiều chuyên gia, chúng ta không chỉ gặp khó ở thị trường truyền thống như Philippines, gạo nước ta hiện đang bế tắc trên các thị trường chủ lực khác.

Những tháng đầu năm 2014, xuất khẩu sang châu Phi đã giảm hơn 60%, châu Mỹ giảm hơn 50%. Ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát, cho biết gạo Việt đang ngưng xuất khẩu vì chịu sức ép cạnh tranh từ hai đối thủ Ấn Độ và Pakistan nhờ lợi thế cước phí vận tải thấp hơn nên giá rẻ hơn từ 30 đến 40 USD/tấn.

Đặc biệt Thái Lan đang “làm mưa làm gió” thị trường châu Phi khi bán hơn 1 triệu tấn gạo với giá rẻ nhất, thấp hơn gạo Việt từ 5 đến 10 USD/tấn.

Về vấn đề này chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Bích cũng nhìn nhận: "Đúng là Thái Lan có kho gạo dự trữ khổng lồ và các nhà quản lý nước này cũng đứng trước sức ép giải toả nhanh chóng lượng gạo tồn kho".

Đồng tình quan điểm, GS Trần Duy Quý nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cũng cho hay: "Để cạnh tranh với Thái Lan, không chỉ Việt Nam liên tục giảm giá gạo xuất khẩu mà các nước khác như Ấn Độ cũng giảm giá gạo. Dự báo, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ có thể giảm thêm 20 USD/tấn để cạnh tranh với cả Thái Lan và Việt Nam, không ngoại trừ cả trong hợp đồng với Philippines".

Hiện nay, Philippines đã tận dụng thêm chiêu bài mới, khi cả hai nước đều bỏ giá thầu rẻ thì sẽ ép giá cho đến mức thấp nhất có thể.