MSN thỏa thuận hơn 4 triệu CP, VN-Index giảm hơn 3 điểm - mất mốc 570

(NDH) Sắc đỏ có phần áp đảo ở các cổ phiếu có tính dẫn dắt đã khiến cả hai chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. MSN nâng lượng thỏa thuận trong ngày lên thành 4,46 triệu cổ phiếu.

Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 569,12 điểm, giảm 3,10 điểm (-0,54%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 83 triệu đơn vị, trị giá 1.638 tỷ đồng. Toàn sàn có 92 mã tăng, 127 mã giảm và 89 mã đứng giá.

Trong khi đó, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 84,63 điểm, giảm 0,36 điểm (-0,42%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 39 triệu đơn vị, trị giá 477 tỷ đồng. Toàn sàn có 108 mã tăng, 84 mã giảm và 173 mã đứng giá.

Cuối phiên giao dịch, thị trường đón nhận tin giá xăng giảm tới gần 2.000 đồng/lít. Tuy nhiên, lực bán vào cuối phiên giao dịch lại có phần tăng mạnh hơn đã khiến nhiều cổ phiếu trụ cột trên thị trường như VCB, KDC, MBB, HAG, CTG, SHS, PVS… đồng loạt giảm giá và kéo hai chỉ số xuống dưới mốc tham chiếu, trong đó, chỉ số VN-Index đã để tuột khỏi mốc 570 điểm.

Phiên hôm nay, thị trường chịu ảnh hưởng khá lớn từ việc các doanh nghiệp công bố BCTC quý IV/2014 và cả năm 2014. Đáng chú ý nhất phải kể đến AVF, doanh nghiệp này gây bất ngờ rất lớn tới giới đầu tư khi vừa công bố quý 4 bất ngờ lỗ "khủng" 736 tỷ đồng và có nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc do vốn chủ sở hữu bị âm.

Trong khi đó, PXS cũng công bố năm 2014 lãi ròng 123 tỷ đồng, vượt 50,4% kế hoạch năm, tuy nhiên cổ phiếu này lại giảm 400 đồng xuống 22.100 đồng/CP do những diễn biến có phần tiêu cực từ giá dầu.

NAG tăng mạnh 500 đồng lên 6.700 đồng/CP sau khi công bố lợi nhuận sau thuế năm 2014 gấp 22,2 lần năm trước.

Đáng chú ý, giao dịch trong phiên hôm nay tiếp tục diễn ra rất ảm đạm, dòng tiền vào thị trường còn khá dè dặt. Thanh khoản hai sàn chỉ đạt hơn 2.100 tỷ đồng, trong đó có hơn 450 tỷ đồng là của giao dịch thỏa thuận.

Cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trên HOSE là DLG với 11,3 triệu đơn vị, đứng ở mức 12.000 đồng/cp (3,45%). Trên sàn Hà Nội, vị trí số 1 thuộc về mã KLF với 5,47 triệu đơn vị, đứng ở mức 11.200 đồng/cp (-1,75%).

Đáng chú ý, phiên hôm nay, MSN giảm 500 đồng xuống 83.000 đồng/CP và có thỏa thuận 4,46 triệu cổ phiếu, trị giá gần 376 tỷ đồng.

Mã HPG được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 507.150 đơn vị (chiếm 80,6% tổng khối lượng giao dịch). Hiện HPG đứng ở mức giá 53.500 đồng/cp (+0,9%), tổng khối lượng giao dịch đạt 628.920 đơn vị. Các mã tiếp theo là BVH (350.000 đơn vị), JVC (292.020 đơn vị), KDC (253.530 đơn vị), HTI (227.000 đơn vị).


Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 573,06 điểm, tăng 0,84 điểm (0,15%). Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 39 triệu đơn vị, trị giá 771 tỷ đồng. Toàn sàn có 90 mã tăng, 82 mã giảm và 136 mã đứng giá.

Phiên giao dịch sáng nay, các cổ phiếu lớn trên sàn HOSE tiếp tục phân hóa rất mạnh. Một số cổ phiếu lớn như SSI, STB, VNM, MSN, FPT, GAS… đã đồng loạt tăng giá và kéo chỉ số VN-Index lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, SSI tăng 200 đồng lên 27.100 đồng/CP. Được biết, SSI đã công bố BCTC quý IV/2014 (công ty mẹ), với doanh thu và lợi nhuận 2014 đều tăng gấp đôi kết quả kinh doanh năm 2013.

FPT cũng bất ngờ bứt tốc với mức tăng 600 đồng lên 48.600 đồng/CP. MSN tăng nhẹ 500 đồng lên 84.000 đồng/CP và có thỏa thuận hơn 2,11 triệu cổ phiếu ở giá tham chiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt trên 176,2 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, sắc đỏ tiếp tục bao trùm lên các mã như VCB, CTG, EIB, HPG, KDC… Trong đó, sau thông tin bị loại khỏi rổ VN-30 từ hôm trước, cả CTG và EIB đều giảm giá trong phiên sáng nay.

FLC tiếp tục khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 4 triệu đơn vị. Khép phiên giao dịch, FLC tăng nhẹ 100 đồng lên 10.900 đồng/CP.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 85,02 điểm, tăng 0,03 điểm (0,03%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,7 triệu đơn vị, trị giá 269,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 78 mã tăng, 68 mã giảm và 219 mã đứng giá.

Tương tự sàn HOSE, trạng thái phân hóa mạnh cũng diễn ra trên các cổ phiếu có tính dẫn dắt ở sàn HNX. Trong đó, một số cổ phiếu nhưu PVS, VND, NVB, DBC… vẫn duy trì được sắc xanh. Chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu dầu khí là PVS, PVC, PGS… đã đồng loạt giảm giá.

Thanh khoản mạnh nhất sàn HNX bất ngờ thuộc về mã SHS, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,8 triệu đơn vị. Khép phiên sáng, SHS giảm 400 đồng xuống 10.600 đồng/CP.


Lúc 09:22, chỉ số VN-Index đứng ở mức 573,98 điểm, tăng 1,76 điểm (0,31%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,2 triệu đơn vị, trị giá 43,6 tỷ đồng.

Mặc dù giao dịch trên thị trường đang diễn ra rất chậm, tuy nhiên, nhờ vào việc một số cổ phiếu lớn trên HOSE như GAS, MSN, STB, SSI, KDC… đã đồng loạt tăng giá nên chỉ số VN-Index đã nhích lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, GAS đang có mức tăng nhẹ 500 đồng lên 78.000 đồng/CP.

Chiều ngược lại, sau phiên tăng khá tốt hôm qua, VCB đã giảm trở lại 200 đồng xuống 35.800 đồng/CP. Các mã như DRC, HPG, EIB… đều đang giảm nhẹ.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, KMR giảm mạnh 300 đồng xuống 6.900 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, nhưng cũng chỉ đạt hơn 800 nghìn đơn vị.

PXS đang đứng ở mức giá tham chiếu. Được biết, năm 2014 PXS lãi ròng 123 tỷ đồng, vượt 50,4% kế hoạch năm.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 85,23 điểm, tăng 0,24 điểm (0,29%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,8 triệu đơn vị, trị giá 42,87 tỷ đồng.

Các cổ phiếu có tính dẫn dắt trên HNX tiếp tục phân hóa mạnh và khiến chỉ số HNX-Index rơi vào trạng thái giằng co. Trong đó, các mã như PVS, PVX, KLS, KLS, LAS, VND…đang tăng giá và giúp kéo chỉ số HNX-Index nhích lên trên mốc tham chiếu.

Đáng chú ý, sau phiên tăng mạnh hôm qua nhờ vào thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh quý IV, hiện giờ, BVS đã giảm trở lại 200 đồng xuống 14.800 đồng/CP.

Sự kiện đáng chú ý ngày 21/1/2015:

CVT: Ngày GD 8.000.000 CP niêm yết bổ sung.

NAV: Ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 6%.

SD6: Ngày GD không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2014 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.