KKR – một trong những quỹ đầu tư tài chính lớn nhất thế giới- mới đây đà thành lập công ty đầu tư là Emerald Media để đầu tư vào lĩnh vực truyền thông và giải trí của Châu Á, trong đó có Việt Nam. KKR cam kết sẽ góp tới 300 triệu USD vào công ty đầu tư này. Bên cạnh KKR, Emerald Media còn có một cổ đông nhỏ khác cũng khá nổi tiếng là Chernin Group tham gia góp vốn.
Chermin Group đang nắm giữ các khoản đầu tư vào các công ty truyền thông kĩ thuật số như Pandora, Twitter, SoundCloud hay Scopely.
KKR cho biết Emerald Media sẽ tập trung đầu tư vào các công ty truyền thông, giải trí và truyền thông kĩ thuật số trong khu vực Châu Á. Những doanh nghiệp này có thể là công ty tư nhân (private) hay đã niêm yết. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho mỗi thương vụ vào khoảng 15 -75 triệu USD.
Sau khi thâu tóm, Emerald sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô thông qua thiết kế chiến lược, tái cấu trúc bộ máy hoạt động, tài chính, cải thiện thương hiệu và các chính sách marketing.
Thương vụ đầu tiên của KKR chính là thâu tóm một tỉ lệ nhỏ cổ phần trong CA Media, công ty truyền thông đang kinh doanh tại Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Giá trị đầu tư trong thương vụ không được tiết lộ chi tiết.
Joseph Y. Bae, giám đốc điều hành của KKR Asia, nhận định: “Tầng lớp trung lưu tăng nhanh ở khu vực đang phải chi tiêu cho các dịch vụ giải tri trên môi trường Internet, nhưng thị trường này tự nó đã rất phân mảnh. Chiến lược đầu tư của KKR Asia là chơi với các công ty đã dẫn đầu, có tiềm năng tăng trưởng cao, hợp tác cùng nhau để phát triển quy mô kinh doanh.
Lãnh đạo của Emerald Media là M Messrs. Kamat và Aiello, những người sở hữu tổng cộng hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và giải trí Châu Á. Aielll từng là CEO của Star TV Asia – một thành viên của tập đoàn truyền thông nổi tiếng thế giới News Corp cũng như từng là trưởng bộ phận ngân hàng đầu tư của ngân hàng Morgan Stanley tại Châu Á.
Tại thị trường Châu Á, trong 2013, KKR đã huy động được tới 6 tỉ USD vốn đầu tư và đang tìm cách giải ngân số tiền khủng này.
Đối với thị trường truyền thông và giải trí Việt Nam, KKR cũng dành những lời đánh giá rất lạc quan. Theo đó, trong 5 năm tới, Việt Nam được kì vọng sẽ là một trong những thị trường truyền thông liên quan đến các sản phẩm video tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, cùng với Philippines. Các sản phẩm điển hình là video trực tuyến, TV trả tiển hay cả TV miễn phí.
Tôc độ tăng trưởng doanh thu của phân khúc này ở Việt Nam được KKR dự báo trung bình sẽ là 11%/năm. Nhờ đâu các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao thị trường Việt Nam đến thế?
Việt Nam có hơn 40% dân cư sống dưới độ tuổi 24, hơn 40% dân số sử dụng internet và là mức cao nhất trong số các quốc gia mới nổi ở Đông Nam Á. Thị trường truyền thông kĩ thuật số vì vậy được xem là rất năng động. Một số những lĩnh vực khác bên cạnh truyền thông cũng đã khá phát triển tại đây là game online, thương mại điện tử và các dịch vụ O2O (online- to – online).
Với dân số trẻ và nhu cầu giải trí ngày càng tăng lên mạnh, không lạ gì các doanh nghiệp giải trí nước ngoài đã nhanh chón mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam trong thời gian qua như CGV, Lotte Cinema hay Platinum (Indonesia) và hiện đang là những người dẫn đầu thị trường phim ảnh trong nước.
Tuy vậy, nếu căn cứ vào những đánh giá của KKR, dường như quỹ này sẽ chỉ tập trung đầu tư vào các sản phẩm truyền thông kĩ thuật số, cùng với ti vi và các sản phẩm tương tác trực tuyến. Hiện tại, ở Việt Nam cũng đã có một số thương hiệu cung cấp các sản phẩm truyền thông trực tuyến như Yan Group, FPT online, bên cạnh các kênh truyền hình tư nhân như An Viên, FBNC.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường này tuy rất căng thẳng nhưng nhìn chung chưa có nhiều các sản phẩm có chất lượng cao cho độc giả. Một phần nguyên nhân cũng là do hạn chế về nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm. Do đó, một khi KKR xâm nhập vào, có thể sẽ mang lại những thay đổi lớn trên thị trường này.
Nếu KKR đầu tư vào lĩnh vực truyền thông của Việt Nam thì đây sẽ là thương vụ thứ hai của quỹ đầu tư này tại Việt Nam. Trước đó, KKR đã đầu tư vào tổng cộng 359 triệu USD vào công ty thực phẩm Masan (Masan Consumer).
Lựa chọn lĩnh vực tiêu dùng để đầu tư của KKR dường như đang chứng tỏ tính đúng đắn.Từ một tên tuôi tuổi nhỏ, hiện Masan Consumer đã là một trong những nhà dẫn đầu trên thị trường thực phẩm Việt Nam. Nhờ đó, KKR cũng đã thu được lợi lớn. Tháng 7 vừa qua, quỹ đầu tư này đã chuyển nhượng 50% lượng cổ phần nắm giữ tại Masan Consumer cho các nhà đầu tư khác với suất sinh lợi được truyền thông Việt Nam loan báo là lên đến 100%.