Khi Amazon không muốn trả tiền ngay

Khi Amazon không muốn trả tiền ngay

(NDH) Trong tình hình ngày càng có nhiều các quỹ đầu tư, tập đoàn tài chính hay các nhà đầu tư nổi tiếng, như Warren Buffett, chi tiền vào những doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thì khái niệm thanh toán sớm cho nhà cung cấp có lẽ không tồn tại được lâu.

Trong một thập kỷ qua, các công ty lớn ngày càng kéo dài thời gian thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Xét theo chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC), đo lường độ trễ thời gian giữa lúc công ty nhận được tiền trả từ khách hàng và khi doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, những tập đoàn lớn như Amazon, Wal Mart hay Macy có độ trễ rất lớn khi trả tiền cho nhà cung cấp của họ.

Ở Macy, độ trễ này là 71 ngày vào năm 2014, nghĩa là công ty Macy thanh toán cho nhà cung cấp trước 71 ngày so với thời điểm doanh nghiệp bán được sản phẩm và nhận tiền từ khách hàng. Tỷ lệ CCC của Wal Mart là 12 ngày còn của Costco là 4 ngày. Tuy nhiên, số ngày thanh toán chậm của Amazon lên tới (- 24) ngày, tức là tập đoàn này chỉ trả cho nhà cung cấp 24 ngày sau khi bán được hàng. Đây vẫn chưa phải là kỷ lục tại Amazon khi năm 2010, tỷ lệ CCC đạt (-40) ngày.

Công ty Amazon hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và có lợi nhuận cận biên cho mỗi sản phẩm ở mức thấp, vì vậy hãng này cần tiền mặt để tiếp tục tái đầu tư mở rộng kinh doanh. Trong đó, việc trả chậm hơn 3 tuần sau khi bán được hàng là một chiến lược quan trọng của hãng nhằm quản lý dòng tiền trong công ty, hoặc cũng có thể nói là đây là một chiến lược bắt buộc của Amazon.

Để hoàn thành được chiến lược như vậy, Amazon cho biết hãng đã cố gắng rút ngắn thời gian vận chuyển từ nhà sản xuất qua kho chứa hàng rồi đến tay người tiêu dùng. Như vậy, Amazon có thể ghi nhận doanh thu trước khi đến ngày đáo hạn thanh toán tiền hàng.

Mặc dù vậy, giải thích này không hoàn toàn thuyết phục khi thời gian vận chuyển đến tay khách hàng của Amazon cũng tương tự như Wal Mart, thậm chí còn thấp hơn Costco (30 ngày).

Nhiều chuyên gia cho rằng do mặt hàng sách báo là sản phẩm chủ chốt của Amazon, trong khi các nhà xuất bản luôn muốn làm hài lòng những công ty phân phối bán lẻ lớn như Amazon. Ngoài ra, tập đoàn này là một công ty lớn với nhiều nhà cung cấp nhỏ và điều này khiến Amazon có vị thế hơn khi đàm phán thời gian thanh toán.

Số ngày trễ thanh toán tính từ lúc nhận hàng của nhà cung cấp đến lúc thanh toán tiền cho họ

Hiện tại, hãng Wal Mart cũng đang ngày càng nới rộng thời gian thanh toán cho nhà sản xuất nhằm tận dụng ưu thế quay vòng vốn. Rõ ràng, việc trì hoãn trả tiền cho các nhà cung cấp đang trở thành một xu thế của các tập đoàn bán lẻ lớn.

Từ năm 2008, khi tập đoàn đầu tư tài chính 3G Capital của Brazil mua lại hãng bia Anheuser Busch, thời gian thanh toán cho nhà cung cấp của hãng bia này đã tăng đột biến.

Đối với một công ty tài chính như 3G, việc bạn nắm giữ bao nhiêu tiền mặt trong tay khá quan trọng, vì vậy thời gian thanh toán cho nhà cung cấp đương nhiên bị kéo dài hơn. Trên thực tế, không chỉ 3G, hàng loạt những công ty tài chính khác có quan điểm chặt chẽ về dòng tiền cũng có cùng xu hướng như vậy. Trong tình hình ngày càng có nhiều các quỹ đầu tư, tập đoàn tài chính hay các nhà đầu tư nổi tiếng, như Warren Buffett, chi tiền vào những doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thì khái niệm thanh toán sớm cho nhà cung cấp có lẽ không tồn tại được lâu.

Số ngày trễ thanh toán tính từ lúc nhận hàng của nhà cung cấp đến lúc thanh toán tiền cho họ

Đương nhiên, hậu quả của việc nới rộng khoảng thời gian thanh toán là các công ty cung cấp sẽ gặp khó khăn hơn, thậm chí phá sản do không kịp quay vòng vốn để thanh toán chi phí. Theo một nghiên cứu của hãng Taulia, có đến 47% nhà cung cấp phàn nàn rằng họ không được thanh toán đúng hẹn. Đây có lẽ là một nguyên nhân giải thích tại sao các công ty lớn càng lớn, nhưng động lực tăng trưởng trong các ngành kinh tế toàn cầu.

Trước tình hình trên, nhiều nhà hoạch định chính sách trên thế giới có vẻ vẫn chưa coi trọng tính nghiêm trọng của vấn đề. Năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama ban hành luật thanh toán cho nhà cung cấp, trong đó chỉ định một số công ty lớn phải trả tiền sớm hơn cho các công ty cung cấp, nhưng cả Amazon và Anheuser Busch đều không có trong danh sách. Thậm chí, ngày càng nhiều các doanh nghiệp tại đây ưa thích được “chiết khấu” nếu thanh toán sớm cho nhà cung cấp.

Tình hình tại Châu Âu cũng không khả quan hơn có hẳn một quy định cho phép các doanh nghiệp được quyền nhận chiết khấu thanh toán cho nhà cung cấp.

Số ngày trễ thanh toán tính từ lúc nhận hàng của nhà cung cấp đến lúc thanh toán tiền cho họ

Tập đoàn Amazon biện minh rằng việc thanh toán chậm giúp họ có đủ tài chính để tái đầu tư kinh doanh, trong khi các công ty như Procter&Gamble, Mondelez hay Kimberly Clark lại dùng số tiền dư đó vào việc mua lại cổ phần. Rõ ràng, việc các tập đoàn tài chính tham gia ngày càng nhiều lĩnh vực kinh doanh sản xuất đã làm biến đổi phần nào phương thức hoạt động cũng như mục tiêu ưu tiên của các công ty trong ngành.