Con số này tương đương mức giảm 20% so với năm 2014 và là mức giảm nhiều nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính.
IEA dự báo đầu tư của Mỹ, Canada và Brazil sẽ giảm 20%.
Ông Fatih Birol, nhà kinh tế trưởng của IEA, nhận định nếu sản lượng dầu mỏ tăng chậm lại trong khi nhu cầu tăng mạnh lên, nó có thể sẽ tạo áp lực để giá dầu tăng trong tương lai.
Chuyên gia kinh tế trưởng Fatih Birol của IEA
Ông cho biết trong khi đầu tư giảm, căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông vẫn làm dấy lên nghi ngờ về tình hình an toàn của hoạt động đầu tư của các công ty dầu mỏ toàn cầu trong khu vực này.
IEA nhận định sản lượng của Iran có thể sẽ tăng mạnh trong 3-5 năm tới sau khi nước này có thể đạt được thỏa thuận về hạt nhân với các cường quốc vào tháng 6 tới. Tuy nhiên, lượng cung của thế giới sẽ không tăng mạnh do đầu tư giảm khiến sản lượng của nhiều khu vực giảm theo.
Iran và 6 cường quốc đã đạt được thỏa thuận khung về hạt nhân vào ngày 2/4, thúc đẩy hy vọng rằng một thỏa thuận chính thức sẽ được ký vào tháng 6 tới, theo đó nước này sẽ được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến xuất khẩu dầu mỏ của Iran giảm hơn 1 nửa, từ 2,5 triệu thùng/ngày hồi trước năm 2012 xuống còn khoảng 1,1 triệu thùng/ngày.