Ngày 15/9/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có các công văn chấp thuận đề nghị mở một số chi nhánh và phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank).
Theo đó, HDBank được mở 5 chi nhánh gồm: Chi nhánh Vĩnh Long; Chi nhánh Lâm Đồng; Chi nhánh Đồng Tháp; Chi nhánh Kiên Giang và Chi nhánh Huế.
9 phòng giao dịch bao gồm: Phòng giao dịch Krông Buk trực thuộc HDBank chi nhánh Đắk Lắk tại tỉnh Đắk Lắk; Phòng giao dịch Ngô Quyền trực thuộc HDBank chi nhánh Hải Phòng tại thành phố Hải Phòng; Phòng giao dịch Từ Sơn trực thuộc HDBank chi nhánh Bắc Ninh tại tỉnh Bắc Ninh;
Phòng giao dịch Trung Tâm trực thuộc HDBank chi nhánh Nha Trang tại tỉnh Khánh Hòa; Phòng giao dịch Long Hậu trực thuộc HDBank chi nhánh Long An tại tỉnh Long An; Phòng giao dịch Điện Biên Phủ trực thuộc HDBank chi nhánh Hải Dương tại tỉnh Hải Dương; Phòng giao dịch Chí Linh trực thuộc HDBank chi nhánh Hải Dương;
Phòng giao dịch Thái Hà trực thuộc HDBank chi nhánh Hồ Gươm trên cơ sở chuyển đổi quỹ tiết kiệm Thái Hà; Phòng giao dịch Thái Thịnh trực thuộc HDBank chi nhánh Hồ Gươm trên cơ sở chuyển đổi quỹ tiết kiệm Thái Thịnh.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu HDBank có trách nhiệm thực hiện các thủ tục khai trương hoạt động, thông báo lập địa điểm kinh doanh, đăng báo đối với các chi nhánh, phòng giao dịch được chấp thuận chuyển đổi từ quỹ tiết kiệm theo quy định, đồng thời tiến hành khai trương hoạt động các chi nhánh và phòng giao dịch được chấp thuận chuyển đổi từ quỹ tiết kiệm nêu trên trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thống đốc ký các văn bản chấp thuận này.
Như vậy cho đến thời điểm hiện tại, HDBank đã có 224 chi nhánh, phòng giao dịch, nằm trong top 10 ngân hàng có mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch lớn nhất trong hệ thống (ngoại trừ ngân hàng VDB, Chính sách xã hội), sau Agribank (2.300 chi nhánh, PGD), Vietinbank (1.152); BIDV (576), Vietcombank (440), Sacombank (416), SHB (373), ACB (345), Techcombank (313) và DongABank (226).
Phương Thảo