HAG thỏa thuận 4 triệu cổ phiếu, thị trường đảo chiều giảm điểm

(NDH) HAG phiên sáng nay đứng giá tham chiếu và có thỏa thuận 4 triệu cổ phiếu, trị giá 56,8 tỷ đồng.

Về cuối phiên giao dịch, áp lực chốt lời mạnh đã đẩy nhiều cổ phiếu trụ cột lùi xuống dưới mốc tham chiếu, bên cạnh đó, đà tăng của một số mã lớn khác cũng đã bị suy yếu đi đáng kể.

Cụ thể, phiên sáng nay, các cổ phiếu lớn như VNM, SSI, MSN, ACB, PGS, NTP… đã đồng loạt giảm giá trở lại và tạo ra áp lực rất lớn kéo hai chỉ số xuống dưới mốc tham chiếu. Trong đó, VNM giảm 1.000 đồng xuống 117.000 đồng/CP. NTP giảm mạnh 2.600 đồng xuống 62.000 đồng/CP. PLC giảm 1.600 đồng xuống 37.600 đồng/CP.

Chiều ngược lại, một vài mã lớn khác là KDC, VCB, BID, CTG, GAS, PVS, AAA… vẫn duy trì được sắc xanh. Khép phiên sáng, AAA tăng 600 đồng lên 11.900 đồng/CP. Được biết, AAA đã công bố BCTC hợp nhất quý III/2015, với lợi nhuận sau thuế đạt hơn 19,89 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của công ty giảm mạnh 59% xuống còn hơn 19,2 tỷ đồng.

PVS tăng 300 đồng lên 21.900 đồng/CP. KDC tăng 700 đồng lên 24.000 đồng/CP. VCB cũng tăng 500 đồng lên 48.100 đồng/CP.

Giao dịch trên thị trường trong phiên sáng nay diễn ra chưa thực sự mạnh, thanh khoản hai sàn chỉ ở mức trung bình. Trong đó, dòng tiền trên thị trường tiếp tục tập trung mạnh vào các cổ phiếu có tính đầu cơ như FLC, BGM, DLG, ITA…

Mã FLC đứng giá tham chiếu và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 4 triệu đơn vị. KVC tăng 200 đồng lên 8.600 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HNX, đạt hơn 2 triệu đơn vị.

HAG phiên sáng nay đứng giá tham chiếu và có thỏa thuận 4 triệu cổ phiếu, trị giá 56,8 tỷ đồng.

Kết thúc phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 1,07 điểm (-0,18%) xuống 606,3 điểm. Toàn sàn có 60 mã tăng, 119 mã giảm và 130 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 51,5 triệu cổ phiếu, tương ứng trên 955 tỷ đồng.

Tương tự, chỉ số HNX-Index cũng đảo chiều giảm 0,35 điểm (-0,42%) xuống 81,88 điểm. Toàn sàn có 48 mã tăng, 108 mã giảm và 215 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 26 triệu cổ phiếu, tương ứng trên 330,7 tỷ đồng.


Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới, tâm lý thận trong tiếp tục bao trùm thị trường, các cổ phiếu lớn có phần phân hóa.

Hiện tại, một cổ phiếu lớn như BID, BVH, VNM, VIC, VCB… đã đồng loạt tăng giá và góp phần khá lớn kéo cả hai chỉ số lên trên mốc tham chiếu. VIC đang tăng 200 đồng lên 45.700 đồng/CP. VNM tăng 1.000 đồng lên 119.000 đồng/CP. BVH tăng 1.000 đồng lên 62.000 đồng/CP.

Các cổ phiếu dòng dầu khí trên thị trường đang có những diễn biến khá tích cực, các mã như GAS, PXS, PVS, PVC… đều đã nhích lên trên mốc tham chiếu.

Được biết, vừa qua, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối chia sẻ, trong lần điều chỉnh tới đây, ước tính giá xăng có khả năng giảm 500 - 600 đồng/lít, dầu giảm khoảng 300 - 400 đồng/lít. Trong khi đó, Chiều 1-11, các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối gas trên địa bàn TPHCM và các tỉnh, thành phía Nam phát đi thông báo cho biết, giá gas sẽ tăng khoảng 1.416 đồng/kg, tương đương 17.000 đồng/bình 12kg so với tháng trước, tùy thương hiệu.

Theo Đài Sputnik, giá dầu mỏ có thể tiếp tục giảm mạnh do thực tế là các kho chứa dầu đã gần hết công suất, hay nói cách khác, thị trường dầu mỏ đã bão hòa. Những dữ liệu này vừa được nêu trong báo cáo của ngân hàng Goldman Sachs.

Chiều ngược lại, khá nhiều cổ phiếu lớn khác là STB, EIB, PVD, STB, VGS… đã lùi xuống dưới mốc tham chiếu.

Sau 30 phút giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 2,8 điểm (0,46%) lên 610,17 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 10,5 triệu cổ phiếu, tương ứng trên 183 tỷ đồng.

Tương tự, chỉ số HNX-Index cũng tăng 0,31 điểm (0,38%) lên 82,54 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 7 triệu cổ phiếu, tuong ứng 73 tỷ đồng.

VCBS cho rằng đà tăng trong ngắn hạn của chỉ số vẫn được duy trì đặc biệt khi nhóm vốn hóa lớn trở lại vai trò dẫn dắt nâng đỡ chỉ số vượt ngưỡng tâm lý 600 thành công và khối ngoại mua ròng trở khá mạnh trở lại trong phiên cuối tuần. Theo đó, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư duy trì ổn định tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

>>> Xem thêm: Đón TPP, khối ngoại mua ròng trở lại gần 1.169 tỷ đồng trong tháng 10

Ngành dệt may đã có một vị thế đặc biệt và đột phá mặc dù chưa cần tới TPP