Trung Quốc đang nỗ lực để dịch chuyển nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư, xuất khẩu sang nền kinh tế tiêu dùng, dịch vụ và cách tân giúp nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn sau ba thập kỷ tăng trưởng trung bình trên 10%. Chính phủ Trung Quốc bỏ lệnh cám một đứa trẻ duy nhất cho mỗi gia đình để thúc đẩy kinh tế tiêu dùng phát triển cho nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.
Tỷ lệ sinh của người dân Trung Quốc giảm dần kề từ năm 1987 cho thấy Chính phủ Trung Quốc không thể chờ đợi các nhà làm luật thông qua năm sau và các nhà lãnh đạo đều muốn chính sách này có hiệu lực ngay lập tức trong kỳ họp Quốc hội 4 ngày tại Beijing.
Trung Quốc hiện đang có 1,4 tỷ người, với chính sách mới, Trung Quốc có thể có thêm 3 – 8 triệu trẻ sơ sinh hằng năm ( theo dữ liệu của nhà nhân chủng học Huang Wenzheng tại đại học Hopkins University). Điều này tiếp tục kích thích các ngành hàng tiêu dùng, dịch vụ internet hay “chiến lược dữ liệu lớn” sẽ bùng nổ trong những năm kế tiếp, kích thích kinh tế Trung Quốc phát triển.
VNM ( Mua – giá mục tiêu cũ 120.000)có thể gia tăng hoạt động xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc gián tiếp qua công ty Miraka Limited tại New Zealand ( VNM chiếm 22.8% vốn) khi chính sách dân số của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực. Có thể tin tức này cùng với kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 3 của VNM tăng trưởng doanh thu 15.6% đạt 29.765 tỷ đồng và lợi nhuận ròng tăng 35% cùng kỳ lên mức 5.877 tỷ đồng do lợi nhuận biên tăng lên 39.8% từ 31,6% cùng kỳ. Kết quả này tương ứng với dự báo của các nhà phân tích.
Các nhà phân tích dự báo VNM sẽ đạt tăng trưởng doanh số 14,5% ( 40,041 tỷ) và lợi nhuận tăng 24% (7.530 tỷ), thu nhập trên mỗi cổ phiếu năm 2015 đạt 5.647đ tương đương tăng trưởng 21% so với năm trước. Tại mức giá 119.000đ/cp, VNM đang giao dịch tại 21 lần EPS 2015 và 17,6 lần EPS dự báo 2016. Cổ phiếu VNM đang trong xu hướng tăng giá đến giá mục tiêu 120.000 do: (i) SCIC thoái vốn – nhà đầu tư nước ngoài đang chờ đợi để mua, (ii) Khả năng mở room cho nhà đầu tư nước ngoài lên 100% từ đó các quỹ ETFs buộc phải thêm VNM vào danh mục do đây là cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất (nhì – VCB) của thị trường nhưng chưa có trong bất kỳ danh mục ETFs nào do bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu của khối ngoại.
Giao dịch đặc biệt của khối ngoại –MSCI FM Asia Index
Dựa trên nghiên cứu, không phải ETFs mà là iShare MSCI Frontier 100 Index Fund đang đổ tiền vào 4 cổ phiếuMSN, VIC, VCB, STBtrong thời gian rất ngắn. Quỹ này đang giữ tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam 22,61% so với tổng danh mục. Việc bất ngờ gia tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục cho thấy khả năng rất lớn thị trường Việt Nam (đang xếp hạn thị trường cân biên) tiến gần đến thị trường mới nổi theo phân loại của MSCI:
- Tối thiểu 3 công ty có vốn hóa thị trường từ 1,26 tỷ USD, trong đó 630 triệu USD giao dịch tự do và khối lượng giao dịch bình quân năm đạt ít nhất 15% vốn hóa và ít nhất 50% số phiên giao dịch trong 3 tháng có giao dịch. Tiêu chí này VIC, MSN, HPG đã đạt được.
- Tiêu chí về tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài : nghị định 60/2015/ND-CP đang bước vào giai đoạn thực thi.
Nếu được nâng hạn sang mức thị trường mới nổi (EM) tỷ lệ phân bổ tổng giá trị tài sản của Quỹ vào thị trường Việt Nam có thể lên tới 19%, tăng lên từ 2,3% dành cho mức đầu tư của từng quỹ vào thị trường cận biên (FM). Nhờ đó, thị trường Việt Nam có thể thu hút vốn ngoại gấp 8 lần mức vốn đã thu hút trong quá khứ chưa kể đến dòng vốn từ các quỹ chỉ đầu tư vào thị trường mới nổi và phát triển.
MSCI là tổ chức nghiên cứu và xây dựng chỉ số lớn nhất thế giới nhằm giúp các nhà đầu tư xây dựng danh mục toàn cầu để phân bố tài sản. MSCI hiện đang quản lý 9,5 ngàn tỷ USD tài sản đầu tư vào các chỉ số. Tại khu vực Châu Á, MSCI có 3 quỹ chì số chính: MSCI EFM Asia, MSCI Frontier markets, MSCI Emerging markets.
MSCI Frontier Markets (FM) Asia Index là quỹ chỉ số nắm giữ những đại diện lớn và vừa của 4 thị trường Châu Á ( Parkistan 51,17%, Việt Nam 22,61%, Bangladesh 15,16%, Sri Lanka 11,06%). 33 công ty trong chỉ số này chiếm 85% tỷ lệ lưu hành tự do theo vốn hóa của mỗi quốc gia.
Do đó, chiến lược đầu tư theo index sẽ tỏ ra hiệu quả khi theo dõi chuyển động của các quỹ chỉ số đồng thời động thái phân bổ vốn vào danh mục hiện tại quỹ đang giữ ( như bên dưới). Điềm cần nhớ là các chỉ số chứng khoán chính của các thị trường chứng khoán Qatar và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã tăng ít nhất 38% trong 12 tháng sau khi MSCI tuyên bố vào tháng 6/2013 rằng, các thị trường này sẽ được nâng hạng lên địa vị thị trường mới nổi.
Chỉ số ADX General Index của thị trường Abu Dhabi thuộc UAE đã tăng 43% kể từ khi việc nâng hạng được công bố vào tháng 6 năm ngoái, nâng quy mô của thị trường lên 33,5 tỷ USD. Chỉ số DFM General Index của Dubai thuộc UAE tăng hơn gấp đôi trong cùng khoảng thời gian, trong khi chỉ số QE Index của Qatarx tăng hơn 47%. Chỉ số MSCI Emerging Markets Index chỉ tăng 5,1% trong cùng thời gian.
Chuỗi bài “Góc nhìn môi giới” được thực hiện bởi ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 tại Hội Sở CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI. Các bài viết của ông Thạch sẽ xoay quanh các chủ đề nóng của thị trường và các vấn đề nhà đầu tư quan tâm.
Các nội dung trong bài viết là quan điểm cá nhân và chỉ mang ý nghĩa tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm với các quyết định mua bán của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư cần thêm thông tin hoặc trao đổi có thể liên hệ thachnn@ssi.com.vn.