Giảm lệ thuộc Nga, châu Âu tính nhập khí đốt từ Turkmenistan

Một giới chức hàng đầu của châu Âu cho biết khối 28 quốc gia Liên hiệp châu Âu có thể bắt đầu nhận khí đốt thiên nhiên cung cấp bởi Turmenistan vào khoảng năm 2019.

Một giới chức hàng đầu của châu Âu cho biết khối 28 quốc gia Liên hiệp châu Âu có thể bắt đầu nhận khí đốt thiên nhiên cung cấp bởi Turmenistan vào khoảng năm 2019. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm giảm bớt sự lệ thuộc về nhu cầu năng lượng của châu Âu vào Nga, VOA đưa tin.

Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Maros Sefcovic nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng hoá xuất khẩu của Turkmenistan, và nói rằng việc châu Âu đa dạng hoá nhập khẩu cũng quan trọng không kém.


Lên tiếng hồi tuần trước, Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Maros Sefcovic, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đa dạng hoá xuất khẩu của Turkmenistan, và nói rằng việc châu Âu đa dạng hoá nhập khẩu cũng quan trọng không kém. Turmenistan là quốc gia vùng Trung Á có trữ lượng khí đốt lớn vào hàng thứ tư trên thế giới.

Nga hiện đang cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt ở Tây Âu. Tuy nhiên, Moscow đã khiến cho phương Tây lo ngại về nguồn cung này trong thập niên qua với 2 lần tạm cắt nguồn cung trong khi xảy ra tranh chấp giá cả với Ukraine gây ra tình trạng khan hiếm ở các nơi khác trên lục địa này.

Việc Nga sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine và tiếp tay cho phe phiến quân thân Nga ở miền đông Ukraine cũng đã làm phiền lòng các nhà lãnh đạo châu Âu và gây xáo trộn cho các thị trường phương Tây

Iran đã lên tiếng ủng hộ việc xây một đường ống dẫn khí ngang qua lãnh thổ nước này. Tuy nhiên ông Sefcovic nói rằng các cuộc đàm phán trong thủ đô của Turkmenistan hồi tuần trước với các đặc sứ từ Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Turkmenistan tập trung vào các kế hoạch về đường ống dài 300 km xuyên qua lòng biển Caspian nối với đường ống thứ hai.

Đường ống thứ hai chạy về phía nam lãnh thổ Nga, từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia về hướng tây đến biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ với Bulgaria và Hy Lạp.

Về phía Nga, Moscow đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về đường ống dẫn khí xuyên qua lòng biển Caspian, với lập luận rằng nó đe doạ hệ sinh thái của vùng biển nông nằm sâu trong nội địa.

Trong những nhận định với hãng tin Reuters, ông Sefcovic, không cho biết Turkmenistan có thể cung cấp cho châu Âu bao nhiêu khí đốt. Tuy nhiên các viên chức Turkmenistan nói, trước đây trong năm, rằng các cuộc thương lượng đang tiến hành để nước này cung cấp cho châu Âu hàng năm từ 10 đến 30 tỷ mét khối khí đốt thiên nhiên.