Kể từ khi phát hành cổ phần lầu đầu ra công chúng (IPO) vào hồi tháng 1/2015 với sự gia nhập của tập đoàn bất động sản Geleximco trong vai trò cổ đông lớn nắm giữ 35% vốn, Đại hội lần này chính thức tiếp nhận ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Geleximco - vào vị trí Phó Chủ tịch Seaprodex.
Theo đó, danh sách HĐQT nhiệm kỳ 2015 - 2020 được thông qua gồm:
Ban kiểm soát gồm: Bà Phan Quý Anh (Trưởng BKS), ông Võ Cao Trung và ông Lê Cảnh Tâm (Trợ lý TGĐ Geleximco chi nhánh phía Nam)
HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2015-2020 của Seaprodex |
HĐQT mới sẽ xem xét lại các chỉ tiêu 2015
Theo đánh giá của ban lãnh đạo Seaprodex, kể từ thời điểm hợp nhất (năm 2011), năm 2014 là năm hoạt động sản xuất kinh doanh thu được kết quả tốt nhất, các lĩnh vực của các đơn vị đều có tăng trưởng và vượt kế hoạch, không có công ty con nào bị lỗ.
Cụ thể, kết thúc năm 2014, tổng sản lượng chế biến thủy sản của Tổng công ty đạt 6,817 tấn, tăng 17% so với năm 2013. Kim ngạch đạt 138 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản chiếm gần 88 triệu USD, tăng 26% so với 2013. Tổng doanh thu 3,566 tỷ đồng, vượt 19% kế hoạch. Lợi nhuận hợp nhất 187.6 tỷ đồng, vượt 134% kế hoạch và tăng 113% so 2013.
Năm 2015, Seaprodex đặt kế hoạch tổng sản lượng sản xuất thủy sản xuất khẩu đạt 6,642 tấn; kim ngạch 78 triệu USD. Tổng doanh thu 2,560 tỷ đồng, lãi trước thuế 83.7 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ là 47 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tân Phó Chủ tịch HĐQT Vũ Văn Tiền cho biết, HĐQT mới sẽ kiểm tra lại kế hoạch 2015 cẩn thận hơn và có những con số cụ thể cho cổ đông rõ như việc trả cổ tức hay không, đời sống cán bộ nhân viên về lương thưởng sẽ phải thay đổi sau khi cổ phần hóa.
Trao đổi với người viết về kế hoạch 2015, ông Trần Tấn Tâm - Tổng giám đốc lý giải, sở dĩ kế hoạch lợi nhuận 2015 thấp hơn so với 2014 là do năm qua Seaprodex nhận cổ tức từ CTCP Việt Pháp Sản xuất Thức ăn Gia súc Proconco (Seaprodex chiếm 17.47% vốn) và được ghi nhận vào lợi nhuận. Còn các chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu vẫn gần tương đương năm ngoái.
Tân Phó Chủ tịch Seaprodex Vũ Văn Tiền phát biểu tại Đại hội sáng 23/03. |
Ban lãnh đạo Seaprodex cho biết, trong năm giai đoạn 2015-2017, ngành thủy sản cũng có nhiều cơ hội và cả thách thức. Cụ thể là các thị trường xuất khẩu thủy sản của Tổng công ty là EU, Nhật Bản và châu Á tiếp tục ổn định ở nhu cầu cao và có tăng trưởng. Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam và EU có hiệu lực từ năm 2015 có nhiều ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Đồng thời, Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản tạo ra như cầu lớn về đóng mới các tàu cá xa bờ của ngư dân là cơ hội lớn để các doanh nghiệp cơ khí đóng tàu tiếp cận thị trường đóng mới tàu cá.
Xu thế hàng hóa trên thế giới giảm, cước phí vận tải giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm một số chi phí đầu vào và lưu thông hàng hóa.
Tuy nhiên, từ ngày 16/03/201,5 giá điện tăng 7.5% ảnh hưởng lớn tới chi phí điện năng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp quy mô lớn, có lượng hàng tồn trữ bảo quản lạnh nhiều.
Ngoài ra, vẫn còn tình trạng đối xử không công bằng của các nước nhập khẩu đối với thủy sản Việt Nam bằng các rào cản thương mại và kỹ thuật làm giảm sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tính chất thiếu bền vững của ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn tồn tại và là một thách thức lớn về rủi ro từ nguồn nguyên liệu đầu vào để chế biến hàng thủy sản xuất khẩu.
Vì thế, trong năm nay Seaprodex tiếp tục tái cơ cấu ngành chính xuất khẩu thủy sản, đồng thời cũng tập trung nguồn lực thực hiện các dự án quan trọng khác như xây dựng văn phòng làm việc tại số 211 Nguyễn Thái Học, quận 1; xây dựng trung tâm thương mại và văn phòng tại số 4 Đồng Khởi, quận 1 (hợp tác với Geleximco); xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ tại số 7 Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh; xây dựng khách sạn du lịch tại số 80 Thùy Vân, Vũng Tàu…