[ĐHCĐ Sợi Thế Kỷ] Việt Nam đang thiếu hụt 6 tỷ m2 vải/năm

[ĐHCĐ Sợi Thế Kỷ] Việt Nam đang thiếu hụt 6 tỷ m2 vải/năm

(NDH) Năm 2014 xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh 19% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng 13% trong năm 2015.

Sáng nay CTCP Sợi Thế Kỷ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2015 tại TP.HCM. Đại hội đang diễn ra với tỷ lệ cổ đông có quyền biểu quyết tham dự đạt trên 80%.

Tại đại hội, ông Đặng Triệu Hoà, Chủ tịch CTCP Sợi Thế Kỷ đưa ra bức tranh tổng quan về thị trường dệt may Việt Nam trong 5 năm qua từ 2009-2013 tổng cầu dệt may tăng trưởng bình quân 4,1%/năm, trong thời gian tới từ 2015-2025 tăng trưởng bình quân 5%/năm và dự kiến đến năm 2015 quy mô ngành may mặc đạt 2.110 tỷ USD.

Quy mô về cầu của Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất thế giới, khoảng 12%/năm, cao hơn các nước Mỹ, Châu Âu.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2005-2014 đạt 17%/năm, trong đó xuất khẩu thị trường Mỹ chiếm lớn nhất 40%, EU 14%, Nhật 11%, Hàn Quốc 10% và xuất khẩu sang các nước khác 25%. Sắp tới do một số chính sách hiệp định thương mại ký giữa Việt Nam và các nước là điểm nhấn đẩy sự tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam mạnh hơn nữa.
Sợi Polyester filament dần chiếm thị phần của sợi coton để trở thành phân khúc sợi lớn nhất.

Việt Nam đang thiếu hụt khoảng 6 tỷ m2 vải/năm, chiếm rất lớn trong tỷ trọng xuất khẩu vì chúng ta chỉ sản xuất được 0,9 tỷ m2 vải/năm, như vậy thiếu hụt về vải trong thời gian tới có thể lên gấp đôi vì nếu có TPP bình quân hàng năm ngành dệt may Việt Nam phải tăng trưởng 20-30%/năm.
Giá nguyên vật liệu PTA và MEG trong năm qua giảm khá nhiều do ảnh hưởng bởi giá dầu khiến giá sợi giảm theo, trong năm qua giá sợi toàn cầu trung bình giảm 12% và giá bán hàng của Sợi thế kỷ giảm bình quân 5%.

Tình hình kết quả kinh doanh 2014 và kế hoạch 2015 của Sợi Thế Kỷ như sau: