Cán bộ VPBank “tiếp tay” cho kẻ lừa đảo?

Theo bà Trúc: khi nghe cán bộ ngân hàng nói hồ sơ cũng như hôm trước "tôi ký mà không đọc, cán bộ ngân hàng một tay che, một tay lật giấy tờ và chỉ cho tôi ký. Tôi chỉ trình độ lớp 7 nên quá tin người?".

"Toàn bộ số tiền vay ai đó bằng cách nào nhận bằng tiền mặt bởi doanh nghiệp không có công trình phải hợp đồng mua sỏi xây dựng như hồ sơ vay vốn, 3 tỷ tiền sỏi thì đổ đâu cho hết. Trong vụ này thì người mất tài sản là gia đình bà Trúc. Từ khi tôi ký làm thủ tục vay đến khi lên Toà án thì ngân hàng chưa lần nào làm việc với tôi về số tiền nợ, tiền lãi. Sao mới 6 tỷ đã kiện mà không để cả tiền lãi lẫn gốc lên 10 tỷ rồi ngân hàng hãy tìm cách kiện ra toà. Dù ảnh hưởng nhưng tôi đã đề nghị cơ quan Toà án chuyển hồ sơ đến cơ quan cơ quan điều tra công an để xử lý hình sự", Giám đốc Cty Golland khẳng định.

Cán bộ ngân hàng "tay che, tay giật"?

PV theo chân người đàn bà nghèo khổ vừa bán xong mấy bó rau muống từ chợ về nhà, bà Trúc nghẹn ngào kể trong nước mắt: Chồng tôi chết từ năm 2006, mình tôi nuôi 3 con ăn học. Do khó khăn, lần đầu tôi có ý định bán 100m2 đất nhưng sau đó đổi ý cho bà Dương Thị Thanh (SN 1966, trú tại TP.Vinh) mượn bìa đỏ cắm ngân hàng vì bà Thanh hứa sẽ xin việc cho con tôi.

Bà Trúc cho biết thời điểm ký hồ sơ vay vốn vào cuối tháng 5/2011, số tiền vay 500 triệu và tuần tự ông Giai (chồng bà Thanh), bà Thanh, bà Trúc ký vào hồ sơ ( lúc này có bà Lợi người quen của bà Thanh có mặt).

Sau này, bà Trúc mới hiểu mình bị lừa khi thực hiện theo lời bà Thanh nói hôm trước ký sai sót nên phải ký lại mà không như hồ sơ ký ban đầu. Theo bà Trúc: khi nghe cán bộ ngân hàng nói hồ sơ cũng như hôm trước "tôi ký mà không đọc, cán bộ ngân hàng một tay che, một tay lật giấy tờ và chỉ cho tôi ký. Tôi chỉ trình độ lớp 7 nên quá tin người?".

Không chỉ phải ký trong tình trạng "tay che, tay giật", phần bảo lãnh còn cómột biên bản họp gia đình được "tạo dựng" có xác nhận của cán bộ xã mà không có mặt cũng như đồng ý của cháu Lê Duy Hùng (con bà Trúc). Về việc này, cán bộ Tư pháp xã Hưng lộc đã thừa nhận do "cả nể" đối với bà Thanh nên mới xác nhận biên bản họp gia đình của bà Trúc. Sau hơn 1 tháng ký bảo lãnh, khoảng ngày 27/6 cháu Hùng học Đại học Kiến trúc Đà Nẵng về nghỉ hè. Biết tin, Hùng bảo mẹ yêu cầu lấy bìa đỏ về để bán đất chứ không bảo lãnh vay.

Bà Thanhđãlừa Hùng đến ngân hàng ký hồ sơ để bà trả tiền và rút bìa đỏ. Hùng cho biết, "Họ yêu cầu ký để hoàn tất thủ tục vay, sau đó mới ký thủ tục lấy bìa. Cháu thắc mắc tại sao chưa đủ thủ tục mà đã cho vay thì chú ngân hàng nói "mình là người nhà mà em?". Hùng cũng cho biết thêm,Ly (em Hùng, SN 1993) đã ký khi bà Thanh đưa hồ sơ về nhà.

Như vậy, hồ sơ bảo lãnh phần nào được "hợp thức hoá" vì đã có chữ ký của 3 trong 4 thành viên gia đình bà Trúc. Tuy nhiên, Hùng cho biết "Các giấy tờ và thủ tục vay vốn có dấu hiệu tráo đổi do đó không trùng dấu giáp lai". Đang trông chờ lấy lại bìa đỏ, một hôm bà Thanh cùng bà Lợi đến nhà nói với bà Trúc "chờ thời gian nữa đất có giá hãy lấy bìa đỏ về bán mới được giá", nhưng sau đó thì bà Thanh bỏ trốn.

Biết tin bà Thanh bỏ trốn, bà Trúc vội vàng lên ngân hàng đòi bìađỏ, một cán bộ ngân hàng nói: "Chị về nói chị Lợi trả tiền mà lấy bìa về" - đây cũng là người mà 2 lần bà Trúc ký bảo lãnh đều có mặt.

Đâu là sự thật

Ba năm sau (5/2014), Toà án mời bà Trúc lên giải quyết nợ ngân hàng. Tại đây, bà Trúctá hỏa khi hồ sơ thể hiện không phải bảo lãnh vay 500 triệu cho vợ chồng bà Thanh mà cho 2 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh với số tiền lên 3,6 tỷ đồng. Hai doanh nghiệp đó là Cty CP tư vấn đầu tư xây dựng Goldenland (Cty Goldenland ), trụ sở tại 18A Nguyễn Gia Thiều, TP. Vinh và Cty Đại Minh.

Tiếp xúc vớiphóng viên, Giám đốc Cty Golland khẳng định không hề quen người bảo lãnh (bà Trúc) "Nguyên nhân làm hồ sơ vay vốn là do bà Lê Thị Minh Lợi quen trước đây nhờ công ty tôi đứng tư cách pháp nhân. Thực tế tôi không biết số tiền vay là bao nhiêu cũng không hề nhận tiền. Chỉ khi Toà gọi mới biết số vay tới hơn 3 tỷ đồng. Một lần 2,5 tỷ đồng và một lần 500 triệu vào 2 thời điểm khác nhau trong khi tôi chỉ đến ngân hàng một lần chỉ để ký hồ sơ mà thôi", vị này cho biết.

Mặt khác, theo ông giám đốc thì khi ký xong tại ngân hàng, bà Trúc vẫn chưa có mặt để ký bảo lãnh. Vậy ngân hàng giải ngân khi nào và ai là người thực sự nhận tiền? "Tôi nói để xe tôi đi đón người bảo lãnh nhưng bà Thanh gạt đi, nên tôi về trước khi bà Trúc đến". Ngoài ra, ông giám đốc cũng nhận biết một số hồ sơ vay vốn đóng dấu giáp lai không trùng nhau?

Vụ việc rõ ràng có nhiều"uẩn khúc" cầnđược làm sáng tỏ, PLVNđề nghịcác cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An sớm vào cuộc làm rõ, đảm bảo quyền lợi cho người dân và sựnghiêm minh của pháp luật.