10 triệu phú từng “bầm dập” vì sai lầm lúc khởi nghiệp 

Không cần biết quy mô của thất bại đó lớn nhỏ ra sao, các doanh nhân chân chính coi đây là những bài học xương máu để trở nên khôn ngoan và mạnh mẽ hơn sau này.

Kể cả những doanh nhân thành công nhất cũng từng vài lần thất bại.

Đôi lúc, nó là một thất bại thê thảm đặt dấu chấm hết cho một công ty.

Nhiều khi, nó chỉ làm một cú vấp nhỏ trong sự nghiệp nổi tiếng của họ.

Không cần biết quy mô của thất bại đó lớn nhỏ ra sao, các doanh nhân chân chính coi đây là những bài học xương máu để trở nên khôn ngoan và mạnh mẽ hơn sau này.

Tạp chí Inc đã thống kê lại những câu chuyện do chính các triệu phú đất Mỹ chia sẻ về các thất bại đầu đời của mình.

1. Bill Gates

Bạn đã bao giờ nghe về Traf-O-Data chưa? Chắc là chưa, nhưng đây là công ty đầu tiên của Bill Gates.

Traf-O-Data là thiết bị phân tích thông tin xe cộ đang lưu chuyển để cung cấp cho các kỹ sư giao thông.

Vấn đề là thiết bị này chưa bao giờ phát huy tác dụng, và Gates chẳng bán được nó cho ai.

Nhưng chính thất bại này đã thúc đẩy Bill Gates và người bạn của mình là Paul Allen đồng sáng lập đế chế Microsoft sau này.

"Mặc dù Traf-O-Data không phải là một thành công sáng chói, nhưng nó là bước đệm để chúng tôi đưa ra sản phẩm đầu tiên của Microsoft vài năm sau này", Paul Allen khẳng định.

Ngày nay, tổng tài sản của Bill Gates vào khoảng xấp xỉ 77,5 tỷ USD, nên có lẽ ông đã có bài học quý từ thất bại đầu tiên ấy.

2. Warren Buffett

Kể cả huyền thoại Warren Buffett cũng có những vấp ngã trong sự nghiệp đầu tư nổi tiếng.

Năm 1951, Buffett mua lại trạm xăng dầu Sinclair Texaco và không thể kiếm được lãi.

Đến năm 1962, Buffett vẫn trở thành một triệu phú, nhưng đến lúc đó ông vẫn mắc lỗi.

Năm 1962, Buffett mua cổ phần của công ty dệt may Berkshire Hathaway, nhưng sau đó việc làm ăn của công ty đi xuống.

Buffett đã thỏa thuận với CEO Seabury Stanton của công ty thời bấy giờ để bán lại số cổ phần của ông.

Khi giấy tờ được chuyển tới lấy chữ ký của Buffett, ông nhận ra Stanton đã hạ mức giá mua xuống thấp hơn ban đầu 1/8 điểm.

Sau này, Buffett thừa nhận ông tức giận đến nỗi thay vì bán ra, ông đã mua vào đủ cổ phần để giành quyền kiểm soát công ty, rồi sa thải Stanton.

Tệ hơn, Buffett vẫn duy trì công ty dệt may đang trượt đà ấy trong suốt 20 năm, công ty đó sau này trở thành cốt lõi cho tập đoàn Berkshire Hathaway sau này.

Đến bây giờ, ông vẫn gọi đó là một "lỗi lầm trị giá 200 tỷ USD".

3. Larry Ellison

Larry Ellison cùng sếp cũ - Bob Mine thành lập Oracle năm 1977.

Đến năm 1980, Oracle vẫn chưa chạm được tới thành công, buộc Ellison phải cầm cố nhà để vay tín dụng.

Ellison chưa bao giờ bỏ cuộc. Sau khi hợp tác với IBM phát triển ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc SQL, ông chuyển hướng công ty sang phát triển phần mềm doanh nghiệp, xu hướng thời thượng của thị trường những năm 1980.

Tuy nhiên, Oracle từng đứng trên bờ vực vào năm 1990 vì không đáp ứng được đơn hàng, và phần mềm thì đầy lỗi.

Ellison cầm cự bằng cách sa thải hầu hết nhân viên để cứu lấy tài chính công ty, và thưởng cho những nhân viên bán hàng thực sự mang về tiền.

Năm 1995, Oracle bỏ túi doanh thu 2,5 tỷ USD.

Đến năm 1999, ông lại một lần nữa thất bại khi cố vượt mặt Bill Gates với sản phẩm Network Computer.

Network Computer vẫn được sử dụng ngày nay, nhưng vào năm 1999, đây là một sản phẩm quá khắt khe và đắt đỏ cho những khách hàng chỉ có thể mua hàng trực tuyến và lưu trữ tài liệu trên kho dữ liệu của Oracle.

4. Sheldon Adelson

Từ nhỏ đã có máu làm ăn, Sheldon Adelson khởi nghiệp năm 12 tuổi bằng việc bán giấy và vật dụng nhà tắm.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông trở thành nhà môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư.

Vào tuổi 38, ông sở hữu khối tài sản 5 triệu USD.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán lao dốc và những quyết định làm ăn không sáng suốt đã phá hoại cả gia tài của ông, không chỉ một, mà tới hai lần.

Sau đó, ông cố biến chung cư tại Boston thành các căn hộ, nhưng mọi việc chẳng đi đến đâu.

Ông suy sụp về mặt tình thần, trí lực và thể lực trong thời gian đó, nhưng vẫn quyết tâm tiến tới.

Cuối cùng, tình yêu với máy tính đã đưa ông đến sáng lập Computer Dealers Expo (COMDEX) năm 1979.

COMDEX - một trong những triển lãm máy tính lớn nhất thế giới tính đến năm 2003 - là tài sản chủ chốt mang về cho Adelson gia tài trị giá 38 tỷ USD ngày hôm nay.

5. Michael Bloomberg

Michael Bloomberg đã từng bị sa thải khỏi ngân hàng đầu tư Salomon Brothers.

Ông cho biết ông thành lập công ty riêng vì "chẳng ai cho tôi việc gì làm, tôi thì lại quá tự tôn để đi xin việc, vì vậy tôi nghĩ sao không tự mở một công ty của riêng mình".

Trong ba năm sau đó, Bloomberg hoàn thành công ty, chuyên về tài chính, số liệu và truyền thông.

Bước đột phá trong sự nghiệp của ông diễn ra sau khi ngân hàng Merrill Lynch mua lại 20 chương trình của Bloomberg.

Sau này, người ta vẫn nhắc đến năm 1981 như là năm khai sinh ra một người khổng lồ trong giới truyền thông.

Ông từng nói về những năm tháng sau khi bị sa thải: "Bạn đừng nghĩ về mặt tiêu cực. Năm thứ hai là năm khó khăn nhất. Năm thứ ba, bạn sẽ bắt đầu thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm".

6. Larry Page

Năm 1998, Larry Page đồng sáng lập một chương trình tìm kiếm nhỏ có tên Google, tham khảo cụm từ toán học "googol" - biểu thị cho số 1, theo sau là 100 số 0.

Mặc dù Google chiếm vị trí trang web tìm kiếm và cung cấp dịch vụ lớn nhất Internet hiện nay, Google cũng đã từng vài lần mắc lỗi.

Wave, SearchWiki, và Jaiku là 3 trong số các dự án thất bại của Google.

Page - người trở thành CEO Google năm 2001, cũng thừa nhận rằng Google đã "bỏ lỡ nhiều yếu tố nhân văn, đây cũng là lý do vì sao nền tảng mạng xã hội của chúng tôi chưa bao giờ thành công như Facebook".

7. Jeff Bezos

Năm 1994, Jeff Bezos bỏ lại sau lưng cuộc sống tiện nghi ở thành phố New York để chuyển đến Seattle bán sách trên mạng.

Chặng đường đầu tiên của Amazon trải nhiều gập ghềnh.

Cái tên đầu tiên của trang web là Cadabra, bị nhiều người nhầm thành "cadaver" ("xác chết").

Khi mới đưa vào vận hành, trang web của ông còn vô số lỗi.

Bezos đã từng kể lại một lỗi ông cho là "kinh điển" nhất: "Chúng tôi phát hiện ra khách hàng có thể đặt hàng một số lượng âm các quyền sách! Rồi chúng tôi lại trừ tiền thẻ tín dụng của họ với số tiền ấy, rồi sau đó, tôi chẳng biết nữa, có lẽ chúng tôi ngồi đợi họ chuyển sách đến cũng nên".

Trong nhiều năm sau, Bezos tiếp tục điều chỉnh nhiều thứ, chấp nhận rủi ro, và đã thành công.

Ngày nay, Amazon là trang web bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, thành công này không ngăn Amazon mắc lỗi lúc này hay lúc khác.

Ví dụ, trang web chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa qua mạng Kozmo.com, trang web hỏi đáp Askville và LivingSocial - đối thủ của Groupon chưa bao giờ đạt được thành công như kỳ vọng.

8. Sergey Brin

Đồng sáng lập Google - Sergey Brin từng có một ý tưởng mà ông cho là cực kỳ sáng chói: Ông hình dung ra viễn cảnh một công ty cho phép khách hàng đặt pizza qua máy fax.

Nhưng khi bắt tay vào xây dựng kế hoạch kinh doanh, ông nhận ra thực tế rằng không phải quán pizza và nhà khách hàng nào cũng có máy fax.

9. Carl Icahn

Icahn khởi nghiệp ở phố Wall năm 1961, sáng lập tập đoàn Icahn năm 1968. ??ng là chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm và sở hữu cổ phần ưu thế trong nhiều tập đoàn như RJR Nabisco, Texaco, Marvel Comics, Revlon, and Western Union.

Nhưng điều đó không có nghĩa là ông không gặp thất bại. Đáng kể nhất trong đó là Blockbuster, một công ty chứng khoán đã suy sụp sau hơn 2 năm sau khi ông nắm quyền sở hữu.

TWA, Time Warner và Motorola cũng làm dài danh sách những phi vụ đầu tư không thành của Icahn.

10. George Soros

George Soros - thanh niên tị nạn người Hungary nhập cư vào thành phố New York năm 1956, khởi nghiệp với tư cách một tay buôn chứng khoán.

Ông nhanh chóng bộc lộ tài năng và sự thích thú với công việc đầu cơ ngắn hạn, sau này là tiền để ông thành lập quỹ đầu cơ quy mô bậc nhất thế giới Soros Fund Management năm 1970.
"

Năm 1992, Soros bỏ túi 1 tỷ USD chỉ sau một ngày, khi ông đánh cược vào đồng bảng Anh trong ngày Thứ Tư Đen tối.

Tuy nhiên, ông mất 600 triệu USD năm 1994 sau khi tính nhầm giá trị đồng yen so với USD.

Tuy nhiên, Soros từng tuyên bố: "Tôi giàu chỉ vì tôi biết khi nào mình sai".