Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường?

Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường?

Tuần sụt giảm rất mạnh vừa qua đã đẩy chiến thuật phòng thủ cân bằng tuần trước sang phòng thủ tiền mặt.

Những biến động bất ngờ về giá đã khiến các chuyên gia mà VnEconomy phỏng vấn thực hiện cắt giảm mạnh danh mục cổ phiếu. Tuy nhiên, đã có sự khách biệt lớn trong quan điểm đánh giá rủi ro ngắn hạn: 2/5 người đã thực hiện tất toán danh mục và nắm giữ 100% tiền mặt; một người thực hiện giảm tỷ trọng xuống còn 20% cổ phiếu.

Những người còn lại thực hiện phòng vệ theo hướng chốt lời và đảo một phần danh mục, tỷ lệ được chấp nhận là 60-70%.
Đánh giá về các yếu tố tác động lên thị trường tuần qua, các quan điểm dài hạn đều nhìn nhận những yếu tố như margin quá cao và tác động từ thị trường quốc tế đã chi phối tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên có sự khác biệt trong việc nhìn nhận hoạt động bán ròng liên tục của nhà đầu tư nước ngoài như hiện tượng tái cấu trúc danh mục bình thường cũng như có những điểm bất thường khi đợt bán này tập trung cả vào các cổ phiếu được ưa chuộng và có tính dẫn dắt sóng cao.
Việc VN-Index xuyên thủng đáy 594 điểm vốn được thử thách nhiều lần trước đó cũng khiến quan điểm trở nên thận trọng hơn. Về mặt kỹ thuật, mức đáy ngắn hạn 570 điểm được nhìn nhận khá đồng nhất. Tuy nhiên chiến thuật lại khác nhau. Các quan điểm chấp nhận rủi ro cao vẫn đánh cược với cơ hội trading trong vùng điểm số này và đã thực hiện giải ngân. Quan điểm thận trọng đang chờ đợi một kết quả tạo đáy vững chắc và đáng tin cậy hơn.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 1
Một tuần đầy những biến động đã kết thúc với việc VN-Index thủng tất cả các mức đáy cũ và giảm khoảng 5,3% so với cuối tuần trước. Không có thông tin gì cụ thể nhưng thị trường hoang mang trước hàng loạt tin đồn, từ margin quá lớn cho tới "ý đồ" đánh xuống. Nhiều ý kiến phân tích từ các bản tin của công ty chứng khoán thể hiện sự thay đổi quan điểm quá nhanh và dường như cũng phải chạy theo thị trường. Anh chị có bị bất ngờ trước những biến động này? Và nguyên nhân nào khả dĩ để lý giải được?
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 2
"Chẳng có gì mới trên phố Wall hay trong đầu cơ chứng khoán. Những gì xảy ra trong quá khứ luôn lặplại ở tương lai". Cứ mỗi lần thị trường sụt giảm, số đông lại đi tìm lý do cho sự sụt giảm đó, lý do thì có nhiều, không động đất (sóng thần Nhật Bản) thì lại "Biển Đông", rồi dịch Ebola, thị trường thế giới giảm mạnh… Tôi không quá để ý đến việc đi tìm nguyên nhân mà chỉ biết rằng thị trường đang giảm.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 3
Tôi không quá ngạc nhiên trước sự giảm điểm của tuần vừa rồi, bởi kịch bản này phần nào đã được báo trước trong diễn biến của nhóm bluechip. Chính vì vậy, trong tuần trước tôi quan điểm giữ 50% cổ phiếu và sẵn sàng bán ra nếu diễn biến vào đầu tuần không được như kỳ vọng.
Đứng trên quan điểm phân tích kỹ thuật, việc thay đổi quan điểm trong ngắn hạn là hoàn toàn dễ hiểu. Hơn nữa, chúng ta đều biết rằng áp lực margin trên thị trường khá lớn, khi thị trường giảm mạnh mọi người sẽ có xu hướng bán ra để giảm bớt rủi ro, nên có thể sẽ có những diễn biến quá đà.
Trong lần giảm điểm này, còn có 1 hiện tượng đặc biệt, đó là sự rút tiền khỏi nhóm bluechip, vốn là nhóm tăng bền bỉ trong suốt 2 năm qua. Đây có thể là giai đoạn chuyển dịch dòng tiền giữa các nhóm cổ phiếu trong thị trường, báo hiệu một thị hiếu đầu tư hoàn toàn mới của thị trường từ giờ đến hết 2015.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 4
Khi thị trường xuất hiện các phiên điều chỉnh mạnh, đặc biệt là sau một nhịp tăng nóng, thông thường sẽ có khá nhiều người bị bất ngờ, bị động và từ đó dễ nảy sinh tâm lý hoang mang, nhạy cảm trước các tin đồn tiêu cực.
Ngay cả đối với các ý kiến phân tích của các công ty chứng khoán, đa phần cũng xuất phát từ quan điểm cá nhân của chuyên viên và với mục đích chính là để phục vụ tư vấn đầu tư ngắn hạn nên nhiều khi cũng dễ bị quấn theo những biến động mạnh của thị trường.
Cá nhân tôi thì không quá bất ngờ về đợt điều chỉnh này, vì như đã trả lời trong tuần trước, tôi đã quan sát thấy một số tín hiệu bất thường và chủ động thực hiện chốt lời, đóng hết các vị thế ngắn hạn.
Nguyên nhân khả dĩ có thể lý giải đợt sụt giảm này, trước hết đã được báo hiệu bởi một số tín hiệu kỹ thuật, sau đó về mặt cơ bản có thể xuất phát từ những yếu tố bất ổn trên thế giới và diễn biến lao dốc của giá dầu thô trong thời gian vừa qua. Các yếu tố này cũng là lý do chính khiến khối ngoại đẩy mạnh bán ra trong một vài tuần trở lại đây và đặc biệt là sự lao dốc của nhóm cổ phiếu dầu khí.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 5
Việc thị trường giảm điểm mạnh và phá luôn mốc hỗ trợ tâm lý 610 đã ít nhiều gây cho tôi sự bất ngờ nhất định và nhất là với diễn biến giảm điểm của các chỉ số chứng khoán thế giới, khối ngoại liên tục bán ra thì thị trường đã phát đi các tín hiệu điều chỉnh mạnh đã làm nhà đầu tư nói chung cảnh giác hơn.
Như vậy việc Chỉ số Dow jones, CAC40… giảm điểm liên tục, rồi khối ngoại liên tục bán ra chính là nguyên nhân chính tác động đến tâm lý sợ hãi của đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện nay.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 6
Theo tôi margin đã đặt ở mức cao đã được cảnh báo từ trước với việc nhiều công ty chứng khoán đã phải tìm kiếm nhiều giải pháp như phát hành trái phiếu để tăng thêm nguồn cho hỗ trợ tài chính của công ty.
Mặt khác, bên cạnh các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới như DJ, FTSE, DAC, NIKEI đồng loạt mất điểm mạnh, hiện tượng bán ròng liên tục của khối ngoại lại tiếp tục đã diễn ra trong đó phiên giao dịch cuối tuần bán ròng 395 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu bluechips.
Hiện tượng này khá giống với giai đoạn tháng 4/2014 và sau đó là sự kiện biển Đông đã đẩy chỉ số giảm đến 100 điểm. Chính vì vậy, từ trạng thái lạc quan thận trọng, nhà đầu tư bắt đầu có dấu hiệu bi quan và cắt giảm margin chủ động hơn.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 7
Hai câu chuyện đang gây mối quan tâm lớn nhất hiện nay là tình trạng margin và hành động bán ròng liên tục của nhà đầu tư nước ngoài. Thống kê tuần này mức bán ròng đã trên 1.100 tỷ, một mức bán cực kỳ hiếm thấy. Anh chị đánh giá tác động của việc này như thế nào? Liệu đây là một chu kỳ luân chuyển vốn bình thường hay có gì bất thường?
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 8
Chúng ta luôn đặt ra câu hỏi này mỗi khi có hiện tượng bán ròng liên tục của khối ngoại, nhưng rõ ràng trong 2 năm qua, khối ngoại bán ròng rồi lại mua ròng liên tục, nên tôi vẫn cho rằng đây là một chu kỳ luân chuyển vốn bình thường.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng giống như nhà đầu tư nội, có những chiến lược cơ cấu danh mục của họ, nên họ có đợt mua vào bán ra, hoặc lướt sóng ngắn hạn cũng là chuyện bình thường.
Những nhà đầu tư nhỏ lẻ chỉ cần lưu ý một điều, hầu hết các đợt giảm mạnh của thị trường gần đây đều có góp tay của khối ngoại, vì vậy nếu bạn không trường vốn, mức độ chịu đựng rủi ro thấp thì tốt nhất hãy thận trọng khi khối ngoại bán ròng liên tục.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 9
Hoạt động bán ròng vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 vẫn diễn ra định kỳ như một đợt tái cấu trúc danh mục trước khi mua ròng trở lại (thông thường vào đầu năm sau). Mức độ giải ngân của các quỹ đã lớn hơn trước khá nhiều vì vậy lượng bán ròng tăng lên đến hơn 1.100 tỷ đồng cũng là điều có thể giải thích được.
Nhà đầu tư không nên quan tâm đến lượng bán mà nên tập trung vào các yếu tố thực sự cho chứng khoán Việt Nam và các cổ phiếu mà mình quan tâm. Đến mức giá hợp lý, hành động mua sẽ được thực hiện.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 10
Tôi nghĩ đây là hoạt động khá bất thường và nhà đầu tư nên cẩn trọng hơn trong việc mua vào cổ phiếu mặc dù những cổ phiếu tốt hấp dẫn vẫn nên được cân nhắc mua vào.
Nếu khối ngoại liên tục bán ra trong thời gian gần đây cũng là yếu tố đáng lo ngại nhưng không thể loại trừ khả năng họ sẽ quay trở lại mua ròng vào tháng 11, 12. Dù sao việc đầu tư sẽ chỉ quan tâm đễn những cơ hội tốt nhất trên thị trường để đầu tư chứ quan tâm gì đến các yếu tố khác - Phần thắng luôn thuộc về nhà đầu tư bản lĩnh và có kinh nghiệm.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 11
Những đợt bán của khối ngoại vẫn thi thoảng xảy ra (như các đợt bán vào quý 2 và 3 năm 2013), tuy nhiên, điểm khác biệt là nếu như ở những lần bán ròng trước đó, chỉ những blue-chips có tính đầu cơ cao - tính biến động mạnh như BVH, VCB…bị ảnh hưởng đáng kể về giá thì ở đợt bán này, các cổ phiếu điển hình về tăng trưởng và được khối ngoại rất "chuộng" , và có tính dẫn sóng cao như HPG, GAS, PVD cũng rơi vào nhịp giảm mạnh nhất sau nhiều năm.
Và đó là một diễn biến có phần hơi bất thường, hay nói đúng hơn là điểm khác biệt lớn so với các đợt bán trong vòng 3 năm trở lại đây của khối ngoại. Điều này có thể là một diễn biến xấu.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 12
Việc bán ròng của khối ngoại tôi đã lý giải ở phần trên, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu cân bằng rủi ro cho danh mục tổng trước những bất ổn trên thế giới và diễn biến lao dốc của giá dầu làm ảnh hưởng đến triển vọng của nhóm cổ phiếu dầu khí, đặc biệt là GAS và PVD, nằm trong nhóm cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất trong tuần qua.
Còn về thống kê tổng lượng cho vay margin của các công ty chứng khoán vào thời điểm đóng cửa tuần trước (10/10) thì đúng là khá cao, tương đương với các vùng đỉnh trong quá khứ.
Tuy nhiên, về bối cảnh vĩ mô ở thời điểm này thì tôi cho rằng có khá nhiều điểm khác biệt. Các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định hơn và đặc biệt là các nguồn tiền sẵn sàng "mở" hơn cho hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán từ các ngân hàng thương mại cũng dồi dào hơn, thường là qua kênh tăng cường hợp tác với các công ty chứng khoán để cung cấp margin cho nhà đầu tư.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 13
VNIndex giảm thấp nhất phiên cuối tuần là khoảng 577 điểm, gần tương đương với đường giá dài hạn 200 ngày, vốn được xem là mức hỗ trợ quan trọng. Tuần trước mức 594 điểm đã từng được xem là đáy và những gì diễn ra tuần này lại chứng minh là sai. Vậy anh chị đánh giá độ tin cậy của khả năng tạo đáy lần này đến đâu khi có những biến số mới?
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 14
Theo tôi chỉ số VN-Index đang trong giai đoạn điều chỉnh sóng 2 lớn (lý thuyết sóng Elliot) và điều giảm tối đa có thể xác định được là vùng 570 - 575 điểm.
Điều kiện cần và đủ để khi thị trường tạo đáy đó là sóng điều chỉnh kéo dài đủ thời gian và lực cầu mạnh để thị trường tạo đáy kép tại các mốc hỗ trợ quan trọng.
Như vậy, tôi cho rằng mốc 570 - 575 điểm sẽ là cứ điểm hỗ trợ trong ngắn hạn và đây là mốc không thể xuyên phá trong hiện tại.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 15
Phiên ngày thứ 6 thị trường đã có những dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên việc hình thành đáy nếu có, cũng không hề diễn biến đơn giản.
Tôi cho rằng thị trường cần khoảng 1 tuần nữa để thử thách, trong trường hợp tích cực có thể hình thành đáy xung quanh vùng 560 -570. Hoạt động bắt đáy trong 2 phiên cuối tuần có thể mang lại lợi nhuận nhưng không dày, và nhiều khả năng thị trường cần một nhịp giảm nữa (có thể đi ngang tăng giảm xen kẽ) chứ chưa thể hồi phục mạnh mẽ ngay từ đây.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 16
VN-Index đã có nỗ lực hồi phục khá tích cực khi chớm xuống ngưỡng hỗ trợ 580 điểm (tương ứng với đường SMA200 trên đồ thị ngày), qua đó tạo thành mẫu hình nến đảo chiều có độ tin cậy tương đối cao trong bối cảnh các chỉ báo momentum đang có dấu hiệu đảo chiều trong vùng quá bán. Điều này khiến tôi thiên về kịch bản chỉ số sẽ có nhịp hồi phục ngắn hạn để kiểm tra lại các vùng hỗ trợ mạnh đã bị xuyên thủng trong tuần qua.
Mặc dù vậy, để nói VN-Index đã tạo đáy và quay lại quá trình tăng điểm trung hạn ngay nhịp này hay chưa, thì tôi cho rằng xác suất xảy ra kịch bản này vẫn đang là 50/50 khi mà diễn biến của chỉ số về mặt kỹ thuật vẫn chưa được xác nhận. Tôi cần chờ thêm phản ứng của chỉ số tại vùng kháng cự quanh 600-605 điểm trước khi kết luận.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 17
Tuần trước, tôi không đưa ra kỳ vọng về 594, và kế hoạch là bán.
Về mặt kỹ thuật, 594 điểm tương ứng với mức Fib 38.2%. Sau khi thủng ngưỡng này, VN-Index tiếp tục có phản ứng ở mức Fib 50% tương đương quanh 580 điểm. Nhưng trên hết, tôi không chắc đây là đáy của xu thế hiện tại, các tín hiệu về xu thế trung hạn đang yếu (hiện tượng phân kỳ âm giữa giá và MACD trên cả 2 đồ thị tuần của VN-Index và HNX-Index)
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 18
Thị trường đã diễn biến xấu hơn dự kiến (tôi nhận định đến đáy được giả định tại 594 điểm) và chỉ số đang tiệm cận với đường MA 200 cùng lực đỡ khá tốt trong phiên giao dịch ngày thứ 6.
Hiện tại, chúng ta nên giữ thái độ thận trọng hơn với mức hỗ trợ này và cần các phiên giao dịch đầu tuần sau để kiểm chứng xem mức này đã là hỗ trợ cứng hay chưa.
Thông thường nếu chỉ số phá đường trung bình dài hạn, chúng ta sẽ phải thay đổi lại chiến lược đầu tư một cách toàn diện.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 19
Giá trong tuần đã có sự thay đổi tiêu cực đột ngột, danh mục của anh chị bị ảnh hưởng đến đâu và hoạt động giao dịch như thế nào? Tỷ trọng phân bổ danh mục hiện tại là bao nhiêu?
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 20
Tôi tiếp tục bán nốt phần tỷ trọng danh mục ngắn hạn còn lại sau khi đã thực hiện chốt lời một phần ở tuần trước đó, đồng thời tôi cũng thực hiện bán trading quay vòng một phần danh mục trung hạn đang nắm giữ vào đầu tuần khi nhận thấy VN-Index cho tín hiệu xác nhận sẽ phá vùng đáy cũ quanh 594 điểm.
Trong 2 phiên cuối tuần, khi chỉ số về đến vùng hỗ trợ mạnh quanh 580 điểm, tôi đã thực hiện mua lại các vị thế trung hạn đã bán để bình quân giá vốn và mua thêm 20% cho phần danh mục ngắn hạn, qua đó đưa tỷ trọng tổng danh mục lên mức 70%.
Đối với các vị thế ngắn hạn vừa giải ngân, tôi dự định sẽ tiếp tục bán trading khi VN-Index kiểm tra lại ngưỡng cản quanh 600-605 điểm trong tuần tới.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 21
Tuần trước tôi giữ 50% cổ phiếu và chia sẻ sẽ giảm tỷ trọng nếu đầu tuần không xuất hiện hồi phục mạnh. Vì vậy, tôi thực hiện bán ra, và đến ngày 14/10 tỷ trọng cổ phiếu về 0%.
Tôi chưa mua vào trở lại ngay, vì cho rằng giai đoạn này có thể còn nhiều cạm bẫy. Tôi dự định sẽ mở vị thế Mua trong nửa cuối tuần tới, sau khi quan sát lượt cổ phiếu bắt đáy trong tuần vừa rồi về tài khoản đem lại hiệu quả như thế nào.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 22
Như kế hoạch, phiên thứ Hai tôi bán nốt lượng PXS mua thăm dò, và chuyển sang nắm giữ 100% tiền. Việc theo đuổi từng biến động giá ngắn hạn là không cần thiết.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 23
Nếu phiên đầu tuần vừa qua đã cảnh báo chúng ta về việc giảm tỷ trọng danh mục cổ phiếu nhưng phiên cuối tuần đã cho phép tôi nâng tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt lên 60%/40%.
Cơ hội giải ngân thêm có thể diễn tra trong tuần tới và chiến lược trading T+ vẫn là chiến lược chủ đạo trong giai đoạn hiện nay.
Xu thế dòng tiền: Khối ngoại bán ròng, bình thường hay bất thường? 24
Trong tuần trước tôi đã hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống 50%. Với tình hình như hiện tại, trạng thái cổ phiếu nên cắt giảm xuống 20-30% đồng thời đánh giá lần lượt các cổ phiếu trong danh mục (xem lại các mức giá mục tiêu mới) để chủ động giải ngân khi cổ phiếu được đẩy về vùng giá hấp dẫn.