Chiến tranh tiền tệ: Mỹ vs thế giới

(NDH) Trong khi cả thế giới đang có xu thế giảm lãi xuất và lo lắng về tình hình tăng trưởng kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được dự đoán sẽ tăng lãi suất sau đó trong năm nay. Liệu động thái đi ngược dòng này của nền kinh tế Mỹ có thực sự hiệu quả?

Cho đến thời điểm hiện tại, đã có ít nhất 19 quốc gia cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được dự đoán sẽ tăng lãi suất sau đó trong năm nay. Liệu nền kinh tế Mỹ có thực sự đủ mạnh để thắt chặt chính sách tiền tệ khi phần còn lại của thế giới vẫn còn đang lo ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu?

Cuộc đua cắt giảm lãi suất trong năm nay bắt đầu bằng việc Uzbekistan giảm lãi suất trong ngày đầu tiên của năm mới. Dưới đây là biểu đồ cho thấy tỷ lệ cắt giảm lãi suất của một số nước trên thế giới:

Nhiều đợt giảm lãi suất đã gây bất ngờ cho các chuyên gia kinh tế, hoặc làm xôn xao giới đầu tư khi các ngân hàng trung ương thay đổi chính sách trong những cuộc họp bất thường. Mặc dù vậy, động thái cắt giảm lãi suất mạnh và nhanh đã không còn làm cả thế giới phải “bất ngờ”.

Theo khảo sát của hãng tin Bloomberg, FED được dự đoán sẽ tăng lãi suất gấp đôi lên 0,5% vào cuối tháng 9/2015 và lên 0,75% vào cuối năm nay.

Morgan Stanley dự đoán sau khi FED tăng lãi suất, Ngân hàng trung ương Anh (BOE) là ngân hàng tiếp theo tăng lãi suất nhưng sớm nhất cũng phải sau 3 tháng.

Còn Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ cần hơn 2 năm để có thể từ bỏ chính sách thắt chặt tiền tệ.

Sự khác biệt của FED so với những ngân hàng trung ương khác trên thế giới không đơn giản như mọi người nghĩ. Ảnh hưởng của việc này rất quan trọng bởi thế giới đang xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ một cách thầm lặng và đồng USD tăng giá vì các nhà đầu tư ưa thích sở hữu những đồng tiền có mức lãi suất cao hơn. Trong 1 năm qua, đồng USD đã tăng giá 17% so với đồng tiền của những quốc gia có nhiều giao dịch thương mại với Mỹ. Kết quả là những tập đoàn lớn như Microsoft, Procter & Gamble và Apple có thu nhập từ xuất khẩu và lợi nhuận từ thị trường quốc tế giảm sút. Đồng USD tăng giá mạnh là nhờ những kỳ vọng vào việc tăng lãi suất, nhưng đồng USD sẽ còn tăng giá mạnh hơn nếu những kỳ vọng này được hiện thực hóa.

Chủ tịch FED Janet Yellen

Là nền kinh tế lớn, Mỹ không hoạt động cô lập với phần còn lại của thế giới. Vì vậy, khi những nền kinh tế lớn khác trên thế giới, vốn là những thị trường quan trọng của các nhà xuất khẩu Mỹ, được dự đoán sẽ tăng trưởng chậm lại và các ngân hàng trung ương trên thế giới đang lo lắng về tăng trưởng của thị trường nội địa thì việc FED thắt chặt các chính sách tài chính là một bước đi đầy rủi ro.

Trung Quốc, một trong những nền kinh tế lớn của thế giới, đã cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm xuống 5,35% vào ngày 28/2. Đồng thời nước này đã điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng kinh tế xuống khoảng 7%, mức thấp nhất trong hơn 15 năm qua.

Hiện FED vẫn chưa thống nhất về sự cần thiết phải tăng lãi suất. Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago, ông Charles Evans, ủng hộ việc hoãn tăng lãi suất cho đến tận năm tiếp theo. Ông Charles Evans cho rằng kể cả khi hoãn tăng lãi suất ngắn hạn, kinh tế Mỹ cũng sẽ không thể đạt mức lạm phát 2% cho đến tận năm 2018.

Trong cuộc họp ngày 5/3 của BoE, hội đồng điều hành đã nhất trí giữ nguyên lãi suất. Vì vậy, trừ khi FED dự đoán được điều gì đó mà toàn thế giới không biết, cơ quan này nên thận trọng trong việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. FED cũng nên sẵn sàng từ bỏ việc nâng lãi suất nếu triển vọng kinh tế chuyển biến xấu.